Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với máy phát điện dự trữ quốc gia theo QCVN 02:2024/BTC từ 10/2/2025?

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với máy phát điện dự trữ quốc gia theo QCVN 02:2024/BTC từ 10/2/2025? Phương pháp thử về kỹ thuật của máy phát điện được quy định như thế nào?

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với máy phát điện dự trữ quốc gia theo QCVN 02:2024/BTC từ 10/2/2025?

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2024/BTC quy định về kỹ thuật (yêu cầu kỹ thuật, phương pháp thử), giao, nhận (nhập, xuất), bảo quản và công tác quản lý chất lượng đối với máy phát điện xoay chiều dẫn động bởi động cơ đốt trong kiểu pit tông trong quá trình giao, nhận và lưu kho, bảo quản tại kho dự trữ quốc gia.

Căn cứ tại Mục 1 Phần 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2024/BTC quy định về máy phát điện phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật hiện hành, trong đó đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật cụ thể như sau:

- Là máy phát điện sử dụng trên đất liền theo quy định tại điểm 6.2.1, có chế độ làm việc độc lập (vận hành độc lập) theo quy định tại điểm 6.3.1 mục 6 và là máy phát điện loại G2 theo quy định tại điểm b mục 7 TCVN 9729-1:2013.

- Máy phát điện được lắp đặt trên khung cơ sở (không có bánh xe), có vỏ bao bọc theo quy định tại điểm 8.3 và sử dụng để lắp đặt ngoài trời theo quy định tại điểm 8.6.3 mục 8 TCVN 9729-1:2013.

- Chế độ khởi động và điều khiển máy phát điện: Bằng tay.

- Công suất danh định (công suất chính kế - Prime Power (PRP)): Không nhỏ hơn 24 kW.

- Tần số: (50 ± 0,2) Hz.

- Điện áp: 220/380 (V) ± 5 %.

- Tổng độ biến dạng sóng hài điện áp (THD): Không lớn hơn 8 %.

- Giới hạn độ tăng nhiệt độ cuộn dây: Không lớn hơn 125 °C.

- Máy phát điện phải có bộ phận hiển thị được các thông số trong quá trình vận hành như: Điện áp, dòng điện, tần số, áp lực dầu bôi trơn, tốc độ vòng quay, nhiệt độ nước làm mát, cảnh báo lỗi.

- Giới hạn mức công suất âm thanh trọng số A lớn nhất (giới hạn mức ồn) trong điều kiện máy phát điện làm việc không tải và được đo cách máy phát điện 1 m, không lớn hơn:

+ 98 dB (dBA) đối với máy phát điện có công suất từ 24 kW đến 37 kW;

+ 100 dB (dBA) đối với máy phát điện có công suất từ lớn hơn 37 kW đến 55 kW;

+ 103 dB (dBA) đối với máy phát điện có công suất từ lớn hơn 55 kW đến 110 kW;

+ 106 dB (dBA) đối với máy phát điện có công suất từ lớn hơn 110 kW đến 220 kW;

+ 108 dB (dBA) đối với máy phát điện có công suất từ lớn hơn 220 kW đến 550 kW;

+ 111 dB (dBA) đối với máy phát điện có công suất từ lớn hơn 550 kW đến 1100 kW;

+ 113 dB (dBA) đối với máy phát điện có công suất từ lớn hơn 1100 kW đến 2200 kW;

+ 115 dB (dBA) đối với máy phát điện có công suất từ lớn hơn 2200 kW đến 5500 kW.

Căn cứ quy định về yêu cầu kỹ thuật nêu trên và tình hình điều kiện cụ thể, Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước quyết định mua loại máy phát điện có công suất phù hợp.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với máy phát điện dự trữ quốc gia theo QCVN 02:2024/BTC từ 10/2/2025?

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với máy phát điện dự trữ quốc gia theo QCVN 02:2024/BTC từ 10/2/2025? (Hình từ Internet)

Phương pháp thử về kỹ thuật của máy phát điện được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Mục 2 Phần 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2024/BTC quy định về phương pháp thử về kỹ thuật của máy phát điện được các đơn vị dự trữ tổ chức thực hiện kiểm tra chất lượng máy phát điện trước khi nhập kho dự trữ quốc gia theo các nội dung quy định như sau:

(1) Kiểm tra ngoại quan

Thực hiện kiểm tra toàn bộ số lượng máy phát điện giao nhận, nội dung kiểm tra như sau:

- Kiểm đếm đủ số lượng máy phát điện giao nhận;

- Đối chiếu ký hiệu, mã hiệu trên máy phát điện phù hợp với thông tin tương ứng của hồ sơ máy phát điện;

- Kiểm tra tính đồng bộ kỹ thuật của máy phát điện;

- Kiểm tra tình trạng bên ngoài của máy phát điện (vỏ máy phát điện yêu cầu không bị méo bẹp, gãy vỡ, rạn nứt hoặc han gỉ; vỏ máy phát điện phải được gắn dấu hợp quy theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 28/2012/TT-BKHCN;

Đối với vị trí cổ xả khí thải của động cơ nếu bị han gỉ do khách quan vận hành nổ máy trước khi xuất xưởng phải có xác nhận của hãng sản xuất thì mới được chấp nhận).

Máy phát điện được kiểm tra nếu có một chỉ tiêu không đạt thì tiến hành tách riêng và yêu cầu đơn vị cung cấp khắc phục hoặc thay thế đảm bảo chất lượng theo quy định.

(2) Kiểm tra vận hành

Thực hiện kiểm tra toàn bộ số lượng máy phát điện giao nhận, nội dung kiểm tra như sau:

- Quy trình, nội dung kiểm tra vận hành máy phát điện thực hiện như vận hành nổ máy trong bảo quản quy định tại điểm 4.3.4 Điều 4 Phần 3 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2024/BTC.

Máy phát điện được kiểm tra vận hành phải đảm bảo công suất phát điện của máy phát điện đạt công suất danh định tương ứng với điện áp đạt từ 95 % đến 105 % điện áp quy định.

- Trong quá trình kiểm tra vận hành máy phát điện, nếu bất kỳ một máy phát điện nào có chỉ tiêu không đạt phải tách riêng máy phát điện đó, đơn vị cung cấp phải khắc phục hoặc thay thế đảm bảo chất lượng.

(3) Kiểm tra tại cơ quan chuyên môn về yêu cầu kỹ thuật

- Đối với lô máy phát điện của một hợp đồng mua bán có số lượng không lớn hơn 50 chiếc thì khi giao nhận thực hiện lấy mẫu theo nguyên tắc: Lấy mẫu lần thứ nhất là 01 máy phát điện, lấy mẫu lần thứ hai là 02 máy phát điện (không bao gồm mẫu đã lấy lần thứ nhất).

- Đối với lô máy phát điện có số lượng lớn hơn 50 chiếc thì thực hiện lấy tăng số lượng mẫu theo bội số của 50 để kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật (Lô máy phát điện có số lượng từ 51 chiếc đến 100 chiếc thì lấy mẫu lần thứ nhất là 02 máy phát điện, lấy mẫu lần thứ hai là 04 máy phát điện (không bao gồm mẫu đã lấy lần thứ nhất); lô máy phát điện có số lượng từ 101 chiếc đến 150 chiếc thì lấy mẫu lần thứ nhất là 03 chiếc, lấy mẫu lần thứ hai là 06 chiếc (không bao gồm mẫu đã lấy lần thứ nhất)...).

Yêu cầu đối với vật tư, thiết bị dụng cụ khi giao nhận và bảo quản cụ thể ra sao?

Căn cứ tại Mục 1 Phần 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2024/BTC quy định về yêu cầu đối với vật tư, thiết bị dụng cụ khi giao nhận và bảo quản cụ thể như sau:

Đơn vị dự trữ được giao nhiệm vụ trực tiếp bảo quản máy phát điện có trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ vật tư, thiết bị, dụng cụ phục vụ cho quá trình nhập, xuất và bảo quản máy phát điện gồm:

- Giá kê, bục kê (bê tông): Dùng để kê, xếp máy phát điện;

- Vật tư, thiết bị, dụng cụ phục vụ nhập, xuất hàng: Ắc quy, nhiên liệu; nổ máy, dầu nhờn, khăn lau, chổi, xà phòng, vải bạt Polypropylene (PP), thuốc xử lý côn trùng và sinh vật có hại; thiết bị, dụng cụ vận chuyển, kê xếp hàng; văn phòng phẩm;

- Vật tư dùng cho bảo quản: Ắc quy, nhiên liệu nổ máy, dầu nhờn, mỡ máy, chổi, khăn lau, xà phòng, giấy nến, vải bạt Polypropylene (PP), thuốc xử lý côn trùng và sinh vật có hại, máy hút bụi (nếu có);

- Vật tư liên quan đến điện, nước: Dây điện, bóng điện thắp sáng trong và ngoài kho, điện dùng cho thiết bị bảo quản; nước phục vụ nhập, xuất, bảo quản và phòng cháy chữa cháy;

- Thiết bị, dụng cụ phòng chống lụt bão, phòng cháy chữa cháy;

- Các loại thiết bị, dụng cụ khác có liên quan đến công tác nhập, xuất và bảo quản máy phát điện.

Máy phát điện
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Máy phát điện
Hỏi đáp Pháp luật
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với máy phát điện dự trữ quốc gia theo QCVN 02:2024/BTC từ 10/2/2025?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Máy phát điện
Lê Nguyễn Minh Thy
8 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào