Tỉnh Thái Bình được thành lập vào ngày tháng năm nào?
Tỉnh Thái Bình được thành lập vào ngày tháng năm nào?
Căn cứ theo Mục 2 Chỉ thị 12/CT-UBND năm 2019 của UBND tỉnh Thái Bình có đề cập đến Ngày thành lập tỉnh Thái Bình như sau:
2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn rà soát, thống kê hiện trạng, mức độ xuống cấp của các di tích quốc gia, di tích cấp tỉnh để có kế hoạch bố trí nguồn lực tu sửa, tôn tạo; tăng cường công tác quản lý, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát về chuyên môn, nghiệp vụ trong hoạt động tu bổ, tôn tạo di tích; bảo tồn giữ gìn tối đa yếu tố gốc của di tích, không làm sai lệch các giá trị, đặc điểm vốn có của di tích và gắn bảo tồn với phát huy giá trị của di tích.
- Tuyên truyền, biểu dương, nhân rộng những mô hình tổ chức việc cưới, việc tang văn minh, tiến bộ; vận động nhân dân không lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, hành lang an toàn giao thông.
- Phổ biến, hướng dẫn quy trình thực hiện các quy định của pháp luật về tuyên truyền cổ động trực quan và quảng cáo trên địa bàn tỉnh; tăng cường công tác quản lý nhà nước về quảng cáo; kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi quảng cáo, rao vặt sai quy định; tiếp tục triển khai thực hiện Quy hoạch tuyên truyền, quảng cáo ngoài trời đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
- Hướng dẫn việc thực hiện tiêu chí xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa theo Nghị định số 122/2018/NĐ-CP ngày 17/9/2018 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa”; việc thực hiện quy ước, hương ước trong cộng đồng dân cư.
- Xây dựng Đề án tổ chức lễ hội ở quy mô cấp tỉnh đối với Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức vào dịp kỷ niệm Ngày thành lập tỉnh Thái Bình 21/3 và lễ hội đền Trần tổ chức trong khoảng thời gian từ ngày 13 đến ngày 18 tháng Giêng hằng năm.
Như vậy, tỉnh Thái Bình được thành lập vào ngày 21/3/1890. Tính đến năm 2025 là kỷ niệm 135 năm Ngày thành lập tỉnh Thái Bình (21/3/1890 - 21/3/2025).
Tỉnh Thái Bình được thành lập vào ngày tháng năm nào? (Hình từ Internet)
Tỉnh Thái Bình đặt mục tiêu cụ thể phát triển kinh tế xã hội đến năm 2030 là gì?
Căn cứ theo tiết b Tiểu mục 2 Mục 2 Quyết định 1735/QĐ-TTg năm 2023, tỉnh Thái Bình đặt mục tiêu cụ thể phát triển kinh tế xã hội đến năm 2030 đạt các chỉ tiêu sau đây:
- Về kinh tế:
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2021 - 2030 đạt 13,4%/năm, trong đó: công nghiệp - xây dựng tăng 18%/năm; dịch vụ tăng 12%/năm; nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,2%/năm.
+ Cơ cấu kinh tế đến năm 2030: ngành công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 62,1%; ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm khoảng 9,1%; ngành dịch vụ chiếm khoảng 28,8%.
+ GRDP bình quân đầu người tương đương với bình quân chung của cả nước.
+ Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân thời kỳ 2021 - 2030 đạt 11,4%/năm; năm 2030 năng suất lao động bình quân đạt 235 triệu đồng/lao động (giá hiện hành).
+ Kinh tế số chiếm khoảng 30% GRDP của tỉnh.
+ Huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thời kỳ 2021 - 2030 đạt trên 1.135 nghìn tỷ đồng.
+ Khách du lịch năm 2030 đạt khoảng 2.416 nghìn lượt khách.
- Về xã hội:
+ Quy mô dân số đến năm 2030 khoảng 2,6 triệu người.
+ Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 đạt trên 45%.
+ Số giường bệnh/vạn dân đạt trên 40 giường.
+ Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo) dưới 2,5%.
+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2030 đạt trên 85%.
Có bao nhiêu nhiệm vụ trọng tâm phát triển tỉnh Thái Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050?
Căn cứ theo tiết a Tiểu mục 4 Mục 2 Quyết định 1735/QĐ-TTg năm 2023, có 06 nhiệm vụ trọng tâm phát triển tỉnh Thái Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 gồm:
- Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế và các ngành, lĩnh vực gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng trên cơ sở các cụm liên kết ngành (cluster) và kinh tế tuần hoàn.
Đổi mới tổ chức và phát triển các ngành sản xuất, kinh doanh theo mô hình cụm liên kết ngành đối với các ngành chủ đạo của tỉnh. Trong mỗi cụm ngành, chú trọng thúc đẩy các mối liên kết đa ngành công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ. Tập trung phát triển các cụm ngành: cụm ngành dệt may, giày dép; cụm ngành sản xuất vật liệu xây dựng gắn với sử dụng tài nguyên khí đốt; cụm ngành công nghiệp hỗ trợ trong lĩnh vực điện, điện tử, cơ khí ô tô; cụm ngành dược phẩm sinh học, thiết bị và dịch vụ y tế; cụm ngành sản xuất nông nghiệp, chế biến nông sản.
Khuyến khích ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến; loại bỏ công nghệ, thiết bị cũ, lạc hậu; khuyến khích đầu tư sản xuất công nghiệp, nông nghiệp theo hướng xanh và kinh tế tuần hoàn.
- Xây dựng và phát triển Khu kinh tế Thái Bình thành trọng điểm, động lực phát triển kinh tế của tỉnh.
Đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông kết nối, giao thông nội bộ và hạ tầng các khu công nghiệp để Khu kinh tế Thái Bình trở thành trọng điểm, động lực phát triển của tỉnh; có không gian kinh tế hiện đại, bền vững, liên kết với Vùng đồng bằng sông Hồng. Tăng cường cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thực hiện tốt công tác quảng bá, xúc tiến đầu tư, ưu tiên thu hút các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong và ngoài nước có uy tín và năng lực về tài chính, quản trị, công nghệ vào đầu tư tại Khu kinh tế Thái Bình. Chú trọng thúc đẩy các mối liên kết giữa doanh nghiệp đầu tư trong Khu kinh tế Thái Bình và các doanh nghiệp hiện có của tỉnh.
- Xây dựng hệ thống đô thị trở thành các trung tâm động lực và lan tỏa phát triển.
Tập trung xây dựng thành phố Thái Bình trở thành đô thị loại I và xây dựng một số đô thị loại III, loại IV, đô thị phục vụ Khu kinh tế Thái Bình theo hướng phát triển đô thị xanh, hiện đại.
Phát triển các đô thị trở thành các trung tâm dịch vụ hỗ trợ và thúc đẩy các hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ chất lượng cao, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tạo tác động lan tỏa phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư; phát triển cộng đồng doanh nghiệp tỉnh.
Nâng cao vị trí xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI), Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX). Đẩy mạnh cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân. Đổi mới, đa dạng các hình thức hỗ trợ doanh nghiệp và người dân khởi nghiệp, kinh doanh, đổi mới sáng tạo để phát triển cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Thái Bình.
- Nâng cao năng lực, chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.
Quan tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Xây dựng các cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; tăng cường các hình thức đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp. Chú trọng đào tạo, đào tạo lại lực lượng lao động đáp ứng yêu cầu chuyển đổi nghề nghiệp do quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới công nghệ và để tham gia các ngành nghề mới phù hợp với xu thế của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
- Thực hiện chuyển đổi số, phát triển mạnh mẽ ngành công nghệ thông tin.
Xây dựng chiến lược chuyển đổi số của tỉnh Thái Bình. Chủ động, tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện chuyển đổi số phù hợp trong các ngành, lĩnh vực. Đầu tư thích đáng cho hạ tầng và dịch vụ công nghệ thông tin của tỉnh. Ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ, thúc đẩy các doanh nghiệp ngành công nghệ thông tin và các cơ sở đào tạo nhân lực công nghệ thông tin đầu tư, hoạt động trên địa bàn tỉnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bộ máy nhà nước có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Danh mục các đường bay nội địa theo nhóm cự ly bay từ 1000 km đến dưới 1280 km năm 2025?
- Tải toàn bộ Mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu theo Thông tư 23/2024/TT-BKHĐT?