Đề xuất phạt đến 4 triệu đồng hành vi sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng?
Đề xuất phạt đến 4 triệu đồng hành vi sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng?
Bộ Y tế đang lấy ý kiến góp ý Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, trong đó đề xuất phạt đến 4 triệu đồng hành vi sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.
Tại khoản 2 Điều 1 Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, Bộ Y tế đề xuất người có hành vi sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng sẽ bị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng và từ 2 triệu đồng đến 4 triệu đồng nếu tái phạm.
Ngoài bị phạt tiền, người vi phạm còn chịu hình thức xử phạt bổ sung, các biện pháp khắc phục hậu quả sau:
- Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc tiêu hủy thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.
+ Gửi thông báo xử phạt vi phạm hành chính tới cơ quan, tổ chức người vi phạm làm việc, học tập để cơ quan, tổ chức đó xử lý theo quy định, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức.
Như vậy, nếu Dự thảo được thông qua thì sẽ áp dụng mức xử phạt nêu trên đối với các đối tượng có hành vi sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.
Lưu ý: Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế vẫn đang trong quá trình lấy ý kiến, chưa có văn bản chính thức!
Đề xuất phạt đến 4 triệu đồng hành vi sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng? (Hình từ Internet)
Việt Nam cấm thuốc lá điện tử từ khi nào?
Căn cứ theo Tiểu mục 2.2 Mục 2 Nghị quyết 173/2024/QH15 quy định như sau:
2. Quốc hội yêu cầu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các cơ quan liên quan tập trung thực hiện các nội dung sau đây:
[...]
2.2. Đối với lĩnh vực y tế
[...]
Tập trung triển khai thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền để người dân hiểu đúng khi sử dụng thực phẩm chức năng, bảo đảm an toàn. Chấn chỉnh, xử lý nghiêm việc quảng cáo thực phẩm chức năng không đúng nội dung đã được xác nhận hoặc nội dung chưa được cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, nhất là hoạt động kinh doanh trên các trang thương mại điện tử, sàn giao dịch thương mại điện tử, mạng xã hội và xử lý nghiêm, công khai các trường hợp vi phạm theo quy định.
Quốc hội thống nhất cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, các loại khí, chất gây nghiện, gây tác hại cho sức khỏe con người từ năm 2025, bảo đảm sức khỏe cộng đồng, trật tự, an toàn xã hội; giao Chính phủ tổ chức thực hiện cụ thể. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân, đặc biệt là đối với thanh niên, thiếu niên về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, các loại khí, chất gây nghiện, gây tác hại cho sức khỏe con người.
Như vậy, nước ta chính thức cấm thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng, các loại khí, chất gây nghiện, gây tác hại cho sức khỏe con người từ ngày 1/1/2025.
Mức phạt tiền tối đa khi bị xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế dự phòng là bao nhiêu?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 147 Nghị định 96/2023/NĐ-CP, khoản 4 Điều 2 Nghị định 124/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 4. Quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
1. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính về dân số là 30.000.000 đồng đối với cá nhân và 60.000.000 đồng đối với tổ chức.
2. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS là 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức.
3. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế là 75.000.000 đồng đối với cá nhân và 150.000.000 đồng đối với tổ chức.
4. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và thiết bị y tế là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức.
[...]
Như vậy, mức phạt tiền tối đa khi bị xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế dự phòng là 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?