Tên gọi của các Sở thuộc UBND tỉnh sau khi hợp nhất, sáp nhập theo Công văn 05/CV-BCĐTKNQ18?
Tên gọi của các Sở thuộc UBND tỉnh sau khi hợp nhất, sáp nhập theo Công văn 05/CV-BCĐTKNQ18?
Ngày 12/1/2025 Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Chính phủ ban hành Công văn 05/CV-BCĐTKNQ18 năm 2025 bổ sung, hoàn thiện phương án sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện. Trong đó có đề cập đến tên gọi của các Sở thuộc UBND tỉnh
Theo đó, tên gọi của các Sở thuộc UBND tỉnh sau khi hợp nhất, sáp nhập theo Công văn 05/CV-BCĐTKNQ18 như sau:
- Giữ nguyên tên Sở Tài chính sau khi hợp nhất Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính.
- Giữ nguyên tên Sở Nội vụ sau khi hợp nhất Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Sở Nội vụ.
- Giữ nguyên tên Sở Xây dựng sau khi hợp nhất Sở Giao thông vận tải và Sở Xây dựng. Trường hợp thực hiện phương án sáp nhập Sở Quy hoạch - Kiến vào Sở Xây dựng thì giữ nguyên tên Sở Xây dựng.
- Giữ nguyên tên Sở Khoa học và Công nghệ sau khi hợp nhất Sở Thông tin và Truyền thông và Sở Khoa học và Công nghệ.
- Giữ nguyên tên Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch sau khi tiếp nhận chức năng quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản từ Sở Thông tin và Truyền thông.
- Thành lập Sở Dân tộc và Tôn giáo trên cơ sở Ban Dân tộc tiếp nhận thêm chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tôn giáo từ Sở Nội vụ.
- Các Sở, ngành khác tiếp tục giữ tên gọi như định hướng tại Công văn số 24/CV-BCĐTKNQ18 ngày 18/12/2024 của Ban Chỉ đạo của Chính phủ, cụ thể: Sở Nông nghiệp và Môi trường, Sở Ngoại vụ, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tư pháp, Sở Công Thương, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Thanh tra tỉnh; Sở Du lịch; Sở Quy hoạch và Kiến trúc (đối với Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội), Sở An toàn thực phẩm (được thành lập tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù).
Trên đây là tên gọi của các Sở thuộc UBND tỉnh sau khi hợp nhất, sáp nhập theo Công văn 05/CV-BCĐTKNQ18
Tên gọi của các Sở thuộc UBND tỉnh sau khi hợp nhất, sáp nhập theo Công văn 05/CV-BCĐTKNQ18? (Hình từ Internet)
Mục tiêu của Nghị quyết 18 về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị là gì?
Tại Tiểu mục 2 Mục 2 Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2017 có quy định về mục tiêu của Nghị quyết 18 về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị như sau:
Mục tiêu tổng quát:
Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước và chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội; phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng, sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; giảm chi thường xuyên và góp phần cải cách chính sách tiền lương.
Mục tiêu cụ thể:
- Từ năm 2021 đến năm 2030:
(1) Hoàn thành việc nghiên cứu và tổ chức thực hiện mô hình tổ chức tổng thể của hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu, điều kiện cụ thể của nước ta trong giai đoạn mới; giảm biên chế;
(2) Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan, tổ chức, khắc phục được tình trạng chồng chéo, trùng lắp hoặc bỏ sót chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị;
(3) Tiếp tục cụ thể hoá, thể chế hoá chủ trương, nghị quyết, kết luận của Đảng về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy bằng các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
(4) Phân định rõ và tổ chức thực hiện mô hình chính quyền nông thôn, đô thị, hải đảo và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt;
(5) Cơ bản hoàn thành việc sắp xếp thu gọn các đơn vị hành chính cấp huyện, xã và thôn, tổ dân phố theo tiêu chuẩn quy định.
- Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập từ nay đến năm 2030: Thực hiện có hiệu quả theo lộ trình, mục tiêu và nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết Trung ương 6 khoá XII về "Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập".
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương hiện nay là gì?
Tại Điều 5 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 có quy định về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương như sau:
- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.
- Hiện đại, minh bạch, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân.
- Hội đồng nhân dân làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số.
- Ủy ban nhân dân hoạt động theo chế độ tập thể Ủy ban nhân dân kết hợp với trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?