Kết thúc hoạt động của Viện Nghiên cứu lập pháp từ 15/01/2025?
Kết thúc hoạt động của Viện Nghiên cứu lập pháp từ 15/01/2025?
Ngày 07/1/2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết 63/2025/UBTVQH15 kết thúc hoạt động của Viện Nghiên cứu lập pháp, chuyển chức năng, nhiệm vụ về các cơ quan của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội. Theo đó,
- Kết thúc hoạt động của Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2025,
- Chuyển chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, quản lý khoa học, cung cấp thông tin khoa học và Tạp chí Nghiên cứu lập pháp về Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi lĩnh vực phụ trách.
- Giao Văn phòng Quốc hội tiếp nhận toàn bộ hồ sơ công chức, viên chức; tiếp nhận quản lý toàn bộ tài sản, hồ sơ tài liệu, con dấu, tài khoản của Viện Nghiên cứu lập pháp, trong đó, bao gồm công tác tài chính kế toán, thanh toán, quyết toán được thực hiện theo quy định của pháp luật; các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, các đề tài đang triển khai được bảo lưu cho đến khi có cơ quan tiếp nhận.
- Văn phòng Quốc hội có trách nhiệm tiếp tục giải quyết các nhiệm vụ mà Viện Nghiên cứu lập pháp đang được giao thực hiện là cơ quan thường trực của Hội đồng Khoa học của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cơ quan chủ trì biên tập sách và hội thảo khoa học quốc gia kỷ niệm 80 năm Quốc hội Việt Nam, các nhiệm vụ liên quan đến việc kết thúc hoạt động của Viện Nghiên cứu lập pháp, đảm bảo các công việc không bị gián đoạn.
- Việc tiếp nhận, sắp xếp, bố trí công chức, viên chức của Viện Nghiên cứu lập pháp phải đảm bảo tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; thực hiện các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
Kết thúc hoạt động của Viện Nghiên cứu lập pháp từ 15/01/2025? (Hình từ Internet)
Công tác tổ chức cán bộ của Văn phòng Quốc hội được thể hiện như thế nào?
Tại Điều 7 Nghị quyết 22/2022/UBTVQH15 có quy định về công tác tổ chức cán bộ của Văn phòng Quốc hội như sau:
- Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức, thôi giữ chức vụ theo đề nghị của Chủ tịch Quốc hội.
Các Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức, thôi giữ chức vụ theo đề nghị của Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
- Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội quyết định tuyển dụng, điều động, biệt phái, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá xếp loại, thi đua, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ, chính sách đối với công chức, viên chức theo thẩm quyền; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức, cho thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đối với chức vụ từ phó trưởng phòng trở lên của các vụ, cục, đơn vị, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Văn phòng Quốc hội.
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội trao đổi, thống nhất với Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội, Trưởng Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi quyết định các nội dung nêu trên đối với nhân sự thuộc các vụ, đơn vị trực tiếp tham mưu, giúp việc Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội quyết định phân cấp quản lý viên chức của các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
- Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội, Trưởng Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp với Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội trong công tác quản lý công chức thuộc các vụ, đơn vị trực tiếp tham mưu, giúp việc Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các vụ, cục, đơn vị của Văn phòng Quốc hội được quy định như thế nào theo Nghị quyết 22?
Tại Điều 3 Nghị quyết 22/2022/UBTVQH15 có quy định về việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các vụ, cục, đơn vị của Văn phòng Quốc hội như sau:
- Văn phòng Quốc hội được tổ chức các vụ, cục, đơn vị tương đương cấp vụ và các đơn vị sự nghiệp công lập.
Các vụ, cục, đơn vị tương đương cấp vụ thuộc Văn phòng Quốc hội có nhiều mảng công việc hoặc có tính chất đặc thù được thành lập phòng và đơn vị tương đương cấp phòng.
Báo Đại biểu Nhân dân được thành lập các Ban và đơn vị tương đương; Ban và đơn vị tương đương có nhiều mảng công việc hoặc có tính chất đặc thù được thành lập phòng.
Truyền hình Quốc hội Việt Nam được thành lập các phòng và đơn vị tương đương cấp phòng.
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, tổ chức lại hoặc giải thể vụ, cục, đơn vị tương đương cấp vụ, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Văn phòng Quốc hội; quyết định số lượng Ban và đơn vị tương đương thuộc Báo Đại biểu Nhân dân; quyết định số lượng tối đa phòng, đơn vị tương đương cấp phòng thuộc vụ, cục, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cục và phòng, đơn vị tương đương cấp phòng thuộc Báo Đại biểu Nhân dân, Truyền hình Quốc hội Việt Nam.
- Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội quyết định thành lập, tổ chức lại hoặc giải thể Ban và đơn vị tương đương thuộc Báo Đại biểu Nhân dân, phòng, đơn vị tương đương cấp phòng thuộc vụ, cục, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cục và phòng, đơn vị tương đương cấp phòng thuộc Báo Đại biểu Nhân dân, Truyền hình Quốc hội Việt Nam bảo đảm không vượt quá số lượng quy định tại Nghị quyết 22/2022/UBTVQH15
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?