Mẫu đề cương tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa vụ án hình sự là mẫu nào? Tải mẫu đề cương tranh luận?
Mẫu đề cương tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa vụ án hình sự 2025 mới nhất? Tải mẫu đề cương tranh luận?
Mẫu đề cương tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa vụ án hình sự 2025 mới nhất là Mẫu số 14-XS ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-VKSTC năm 2017.
Tải về Mẫu đề cương tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa vụ án hình sự 2025 mới nhất
Mẫu đề cương tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa vụ án hình sự là mẫu nào? Tải mẫu đề cương tranh luận? (Hình từ internet)
Kiểm sát viên có bắt buộc phải tranh luận tại phiên tòa vụ án hình sự? Để chuẩn bị tranh luận Kiểm sát viên cần làm gì?
Căn cứ theo Điều 26 Quy chế công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án hình sự ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-VKSTC năm 2017 có quy định:
Điều 26. Tranh luận
1. Khi thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa, Kiểm sát viên bắt buộc phải tranh luận.
Kiểm sát viên dự kiến những vấn đề cần tranh luận tại phiên tòa. Đề cương tranh luận được dự thảo theo Mẫu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và lưu hồ sơ kiểm sát.
Tại phiên tòa, Kiểm sát viên phải ghi chép đầy đủ ý kiến của những người tham gia tố tụng để chuẩn bị tranh luận. Kiểm sát viên phải đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật và lập luận để đối đáp đến cùng đối với từng ý kiến của bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác.
Nếu vụ án có nhiều người bào chữa cho bị cáo hoặc những người tham gia tố tụng khác có cùng ý kiến về một nội dung thì Kiểm sát viên tổng hợp lại để đối đáp chung cho các ý kiến đó.
2. Trường hợp chủ tọa phiên tòa đề nghị Kiểm sát viên đáp lại những ý kiến có liên quan đến vụ án của người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác chưa được tranh luận thì Kiểm sát viên thực hiện theo đề nghị của chủ tọa phiên tòa, nếu đã tranh luận một phần thì Kiểm sát viên tranh luận bổ sung cho đầy đủ, không lặp lại những nội dung đã tranh luận trước.
3. Trường hợp cần xem xét thêm chứng cứ, Hội đồng xét xử quyết định trở lại việc xét hỏi thì sau khi xét hỏi xong Kiểm sát viên phải tiếp tục tranh luận như quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Khi tranh luận, Kiểm sát viên phải bình tĩnh, khách quan và tôn trọng ý kiến của những người tham gia tố tụng, ghi nhận ý kiến đúng đắn và bác bỏ những ý kiến, đề nghị không có căn cứ pháp luật.
[...]
Như vậy, theo quy định thì khi thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa vụ án hình sự, Kiểm sát viên bắt buộc phải tranh luận.
Và tại để chuẩn bị tranh luận thì Kiểm sát viên phải ghi chép đầy đủ ý kiến của những người tham gia tố tụng. Đồng thời, Kiểm sát viên phải đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật và lập luận để đối đáp đến cùng đối với từng ý kiến của bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác.
Lưu ý:
- Nếu vụ án có nhiều người bào chữa cho bị cáo hoặc những người tham gia tố tụng khác có cùng ý kiến về một nội dung thì Kiểm sát viên tổng hợp lại để đối đáp chung cho các ý kiến đó.
- Khi tranh luận, Kiểm sát viên phải bình tĩnh, khách quan và tôn trọng ý kiến của những người tham gia tố tụng, ghi nhận ý kiến đúng đắn và bác bỏ những ý kiến, đề nghị không có căn cứ pháp luật.
Việc tranh luận tại phiên tòa vụ án Hình sự diễn ra như thế nào?
Việc tranh luận tại phiên tòa vụ án hình sự được quy định rõ tại Điều 322 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:
(1) Bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác có quyền trình bày ý kiến, đưa ra chứng cứ, tài liệu và lập luận của mình để đối đáp với Kiểm sát viên về những chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vô tội; tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội; hậu quả do hành vi phạm tội gây ra; nhân thân và vai trò của bị cáo trong vụ án; những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, mức hình phạt; trách nhiệm dân sự, xử lý vật chứng, biện pháp tư pháp; nguyên nhân, điều kiện phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án.
Bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác có quyền đưa ra đề nghị của mình.
(2) Kiểm sát viên phải đưa ra chứng cứ, tài liệu và lập luận để đối đáp đến cùng từng ý kiến của bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa.
Người tham gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của người khác.
(3) Chủ toạ phiên tòa không được hạn chế thời gian tranh luận, phải tạo điều kiện cho Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, bị hại, người tham gia tố tụng khác tranh luận, trình bày hết ý kiến nhưng có quyền cắt những ý kiến không liên quan đến vụ án và ý kiến lặp lại.
Chủ tọa phiên tòa yêu cầu Kiểm sát viên phải đáp lại những ý kiến của người bào chữa, người tham gia tố tụng khác mà những ý kiến đó chưa được Kiểm sát viên tranh luận.
(4) Hội đồng xét xử phải lắng nghe, ghi nhận đầy đủ ý kiến của Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người tham gia tranh luận tại phiên tòa để đánh giá khách quan, toàn diện sự thật của vụ án. Trường hợp không chấp nhận ý kiến của những người tham gia phiên tòa thì Hội đồng xét xử phải nêu rõ lý do và được ghi trong bản án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát Điều tra hình sự Công an cấp huyện như thế nào?
- Tín hiệu bằng tay khi qua đường là gì? Không vẫy tay khi sang đường có bị phạt không?
- Tải Mẫu 41/UQ-ĐKT Mẫu Giấy uỷ quyền đăng ký thuế từ ngày 06/2/2025?
- Cách gói bánh tét dịp tết Nguyên đán? Người lao động chính thức nghỉ tết Nguyên đán 2025 vào mùng mấy?