TPHCM: Phụ nữ sinh đủ hai con trước 35 tuổi được hỗ trợ ba triệu đồng?
- TPHCM: Phụ nữ sinh đủ hai con trước 35 tuổi được hỗ trợ ba triệu đồng?
- Nội dung khuyến khích, khen thưởng, hỗ trợ góp phần nâng cao chất lượng dân số tại TP. HCM được quy định như thế nào?
- Quyền và nghĩa vụ của công dân về công tác dân số được quy định như thế nào?
- Trách nhiệm của Nhà nước, cơ quan, tổ chức trong công tác dân số hiện nay là gì?
TPHCM: Phụ nữ sinh đủ hai con trước 35 tuổi được hỗ trợ ba triệu đồng?
Tại Điều 2 Nghị quyết 40/2024/NQ-HĐND có quy định về nội dung khuyến khích, khen thưởng, hỗ trợ giải quyết tình trạng mức sinh thấp tại TP. HCM. Trong đó có đề cập đến việc hỗ trợ phụ nữ sinh đủ hai con trước 35 tuổi như sau:
Điều 2. Nội dung khuyến khích, khen thưởng, hỗ trợ giải quyết tình trạng mức sinh thấp
1. Tập thể
a) Xã 03 năm liên tục đạt và vượt tỷ lệ 60% cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ sinh đủ 02 (hai) con được đề xuất Ủy ban nhân dân cấp huyện tặng Giấy khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, kèm theo hỗ trợ bằng tiền là 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng);
b) Xã 05 năm liên tục đạt và vượt tỷ lệ 60% cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ sinh đủ 02 (hai) con được đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố tặng Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố, kèm theo hỗ trợ bằng tiền là 60.000.000 đồng (sáu mươi triệu đồng).
2. Cá nhân
Phụ nữ sinh đủ hai con trước 35 tuổi được hỗ trợ một lần bằng tiền là 3.000.000 đồng (ba triệu đồng).
Theo đó, tại TP.HCM, trường hợp phụ nữ sinh đủ hai con trước 35 tuổi sẽ được hỗ trợ một lần bằng tiền là 3.000.000 đồng (ba triệu đồng).
TPHCM: Phụ nữ sinh đủ hai con trước 35 tuổi được hỗ trợ ba triệu đồng? (Hình từ Internet)
Nội dung khuyến khích, khen thưởng, hỗ trợ góp phần nâng cao chất lượng dân số tại TP. HCM được quy định như thế nào?
Tại Điều 4 Nghị quyết 40/2024/NQ-HĐND có quy định về nội dung khuyến khích, khen thưởng, hỗ trợ góp phần nâng cao chất lượng dân số tại TP. HCM như sau:
[1] Tầm soát trước sinh và tầm soát sơ sinh
Phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh thuộc hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, đối tượng sống tại xã đảo được hỗ trợ thực hiện tầm soát trước sinh và tầm soát sơ sinh với tổng số tiền là 2.000.000 đồng, bao gồm: tầm soát trước sinh (sàng lọc trước sinh) với định mức là 600.000 đồng (sáu trăm ngàn đồng), tầm soát sơ sinh (sàng lọc sơ sinh) với định mức là 400.000 đồng (bốn trăm ngàn đồng) và hỗ trợ bằng tiền một lần là 1.000.000 đồng (một triệu đồng).
[2] Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
- Tập thể
Xã đạt 100% người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế, được lập hồ sơ theo dõi sức khỏe và khám sức khỏe định kỳ được đề xuất Ủy ban nhân dân cấp huyện tặng Giấy khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, kèm theo hỗ trợ một lần bằng tiền là 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng).
- Cá nhân
Cộng tác viên dân số ấp mà ấp phụ trách đạt và vượt các chỉ tiêu về vận động, theo dõi chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tại gia đình, cộng đồng được tặng Giấy khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
Quyền và nghĩa vụ của công dân về công tác dân số được quy định như thế nào?
Tại Điều 4 Pháp lệnh Dân số 2003 có quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân về công tác dân số như sau:
[1] Công dân có các quyền sau đây:
- Được cung cấp thông tin về dân số;
- Được cung cấp các dịch vụ dân số có chất lượng, thuận tiện, an toàn và được giữ bí mật theo quy định của pháp luật;
- Lựa chọn các biện pháp chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình và nâng cao chất lượng dân số;
- Lựa chọn nơi cư trú phù hợp với quy định của pháp luật.
[2] Công dân có các nghĩa vụ sau đây:
- Thực hiện kế hoạch hoá gia đình; xây dựng quy mô gia đình ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững;
- Thực hiện các biện pháp phù hợp để nâng cao thể chất, trí tuệ, tinh thần của bản thân và các thành viên trong gia đình;
- Tôn trọng lợi ích của Nhà nước, xã hội, cộng đồng trong việc điều chỉnh quy mô dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân cư, nâng cao chất lượng dân số;
- Thực hiện các quy định của Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến công tác dân số.
Trách nhiệm của Nhà nước, cơ quan, tổ chức trong công tác dân số hiện nay là gì?
Tại Điều 5 Pháp lệnh Dân số 2003 có quy định về trách nhiệm của Nhà nước, cơ quan, tổ chức trong công tác dân số như sau:
- Nhà nước có chính sách, biện pháp để triển khai công tác dân số, thực hiện xã hội hoá công tác dân số, bảo đảm điều kiện thuận lợi cho công tác dân số phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- Nhà nước có chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư, hợp tác, giúp đỡ, hỗ trợ chương trình chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình, nâng cao chất lượng dân số, ưu tiên đối với người nghèo, đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
- Cơ quan quản lý nhà nước về dân số có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện công tác dân số; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận để triển khai công tác dân số; thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật về dân số.
- Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
+ Lồng ghép các yếu tố dân số trong quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế - xã hội;
+ Tuyên truyền, vận động thực hiện công tác dân số;
+ Cung cấp các loại dịch vụ dân số;
+ Tổ chức thực hiện pháp luật về dân số trong cơ quan, tổ chức mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?