Tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam là gì?

Tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam là gì? Tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam là gì?

Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam là gì?

Theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 7 Thông tư 01/2024/TT-BNG thì Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam là hình thức khen thưởng của Bộ Ngoại giao, được xét tặng hằng năm nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập ngành Ngoại giao hoặc xét tặng đột xuất theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cho cá nhân có đóng góp vào triển khai các nhiệm vụ của Bộ Ngoại giao, xây dựng và phát triển ngành Ngoại giao.

Tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam là gì?

Tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam được quy định tại khoản 3, 4 Điều 7 Thông tư 01/2024/TT-BNG, cụ thể như sau:

A. Đối với cá nhân công tác trong ngành Ngoại giao đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

(1) Lãnh đạo, nguyên Lãnh đạo Bộ Ngoại giao không tính thâm niên công tác khi xét tặng Kỷ niệm chương.

(2) Cá nhân có tổng thời gian công tác tại Bộ Ngoại giao và/hoặc các Cơ quan đại diện từ 20 năm trở lên đối với nam và 15 năm đối với nữ; hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong thời gian công tác.

(3) Cá nhân chuyển từ cơ quan khác về Bộ Ngoại giao công tác, nếu chưa đủ thời gian để xét tặng Kỷ niệm chương theo quy định tại Điểm b, Khoản này thì được xét tặng trước khi nghỉ hưu nếu có đủ 30 năm công tác liên tục trở lên đối với nam và đủ 20 năm trở lên đối với nữ, trong đó có ít nhất 10 năm công tác tại Bộ Ngoại giao và/hoặc Cơ quan đại diện.

(4) Thâm niên công tác để xét tặng Kỷ niệm chương được tính như sau:

- Thời gian công tác được tính từ ngày có quyết định tuyển dụng, điều động đến thời điểm đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương hoặc đến ngày quyết định nghỉ hưu; thời gian công tác theo diện hợp đồng ngắn hạn không tính vào thâm niên công tác.

- Cá nhân được cử đi học, đi nghĩa vụ quân sự hoặc biệt phái sang cơ quan khác sau đó trở lại Bộ Ngoại giao công tác thì được tính công tác liên tục trong ngành Ngoại giao.

- Cá nhân có hành động dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của nhân dân dẫn đến bị thương tích cần điều trị, điều dưỡng thì thời gian điều trị, điều dưỡng được tính vào thâm niên công tác.

- Cá nhân công tác tại Bộ Ngoại giao và các Cơ quan đại diện không liên tục thì thời gian công tác được cộng dồn tổng số thời gian làm việc tại các đơn vị thuộc Bộ Ngoại giao và các Cơ quan đại diện; đủ 12 tháng được tính là 01 năm công tác trong ngành Ngoại giao.

(5) Cá nhân được tặng thưởng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng trong quá trình công tác được đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương sớm hơn thời gian quy định. Thời gian sớm hơn áp dụng một lần tính theo hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua cao nhất như sau:

- Được công nhận đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc hoặc được tặng thưởng Huân chương Lao động trở lên được đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương sớm hơn 05 năm.

- Được công nhận đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp Bộ hoặc được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ được đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương sớm hơn 03 năm.

- Được công nhận đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở hoặc được tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao được đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương sớm hơn 02 năm.

(6) Các trường hợp khác theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.

B. Tiêu chuẩn xét tặng đối với cá nhân không công tác trong ngành Ngoại giao:

(1) Lãnh đạo Đảng, Nhà nước không tính thâm niên công tác khi xét tặng Kỷ niệm chương.

(2) Lãnh đạo các ban, bộ, ngành, tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương, tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị có thời gian giữ chức vụ lãnh đạo ban, bộ, ngành, tỉnh, tổ chức ít nhất một nhiệm kỳ 05 năm; có đóng góp tích cực vào việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Bộ Ngoại giao, xây dựng và phát triển ngành Ngoại giao.

(3) Lãnh đạo cấp Vụ và tương đương của các ban, bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương; Lãnh đạo Sở Ngoại vụ, Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh đối với các địa phương không thành lập Sở Ngoại vụ thực hiện công tác đối ngoại có thời gian giữ các chức vụ này ít nhất 01 nhiệm kỳ trở lên; hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong thời gian giữ chức vụ; có đóng góp tích cực vào việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Bộ Ngoại giao, xây dựng và phát triển ngành Ngoại giao.

(4) Cán bộ, công chức, viên chức công tác trong các cơ quan đối ngoại, hợp tác quốc tế thuộc các ban, bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện công tác đối ngoại có thời gian công tác trong lĩnh vực đối ngoại, hội nhập quốc tế từ 20 năm trở lên đối với nam và 15 năm trở lên đối với nữ (thời gian công tác theo diện hợp đồng ngắn hạn không tính vào thâm niên công tác); có đóng góp tích cực vào việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Bộ Ngoại giao, xây dựng và phát triển ngành Ngoại giao.

(5) Cá nhân được bổ nhiệm làm Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có ít nhất đủ một nhiệm kỳ Trưởng Cơ quan đại diện.

(6) Cá nhân trong nước, cá nhân người Việt Nam ở nước ngoài, cá nhân là người nước ngoài có đóng góp nổi bật vào việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Bộ Ngoại giao, xây dựng và phát triển ngành Ngoại giao hoặc củng cố, phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam với các nước, các đối tác quốc tế hoặc quan hệ hợp tác giữa Bộ Ngoại giao với các đối tác quốc tế.

Tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam là gì?

Tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam là gì? (Hình từ Internet)

07 Hình thức khen thưởng theo Luật Thi đua, Khen thưởng 2022 là gì?

07 Hình thức khen thưởng theo Luật Thi đua, Khen thưởng 2022 được quy định tại Điều 9 Luật Thi đua, Khen thưởng 2022, cụ thể:

(1) Huân chương.

(2) Huy chương.

(3) Danh hiệu vinh dự nhà nước.

(4) “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”.

(5) Kỷ niệm chương.

(6) Bằng khen.

(7) Giấy khen.

Thi đua khen thưởng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thi đua khen thưởng
Hỏi đáp Pháp luật
Hình ảnh Huân chương lao động hạng 3? Huân chương lao động hạng 3 có ý nghĩa gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Huân chương Lao động có mấy hạng? Mức tiền thưởng Huân chương Lao động hiện nay là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp xét tôn vinh và trao tặng danh hiệu, giải thưởng phải đáp ứng điều kiện gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy trình đánh giá thi đua của Bộ Giao thông vận tải? Nguyên tắc bình xét thi đua của Bộ Giao thông vận tải là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Khối thi đua thuộc Bộ Giao thông Vận tải có bao nhiêu Khối phó? Khối phó có được sử dụng con dấu hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Đơn đề nghị cấp đổi Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Quốc hội Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu văn bản đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Quốc hội Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
08 Đối tượng xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Quốc hội Việt Nam theo Nghị quyết 43 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức tiền thưởng danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc là bao nhiêu tiền?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thi đua khen thưởng
16 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào