Đánh giá tài nguyên khoáng sản cát biển có thực hiện công tác trắc địa không?

Cát biển được hiểu như thế nào? Đánh giá tài nguyên cát biển có thực hiện công tác trắc địa không? Nội dung việc thực hiện trắc địa gồm những công việc nào?

Cát biển được hiểu như thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 32/2024/TT-BTNMT giải thích cát biển là vật liệu bở rời dạng hạt có nguồn gốc tự nhiên được tích tụ ở môi trường biển thuộc phạm vi từ ranh giới cửa sông ra phía biển.

Đánh giá tài nguyên cát biển có thực hiện công tác trắc địa không?

Căn cứ Điều 6 Thông tư 32/2024/TT-BTNMT quy định nội dung đánh giá tài nguyên khoáng sản cát biển bao gồm:

Điều 6. Nội dung đánh giá tài nguyên khoáng sản cát biển
1. Công tác trắc địa
2. Công tác địa vật lý
a) Đo địa chấn nông phân giải cao;
b) Đo sonar quét sườn.
3. Công tác địa chất
Thành lập các loại bản đồ trầm tích tầng mặt, thủy - thạch động lực, địa chất môi trường - tai biến địa chất.
4. Công tác điều tra địa mạo đáy biển.
5. Thi công công trình đánh giá, lấy mẫu trong công trình đánh giá.
6. Lấy, gia công và phân tích mẫu.
7. Dự báo tác động của hoạt động khai thác.
8. Xác định khả năng sử dụng, phương pháp và công nghệ khai thác cát biển.
9. Tổng hợp tài liệu, tính tài nguyên cấp 333, cấp 222, khoanh định, đề xuất khu vực triển vọng khoáng sản cát biển để chuyển giao thăm dò, khai thác.

Theo đó, công tác trắc địa là một trong các nội dung đánh giá tài nguyên khoáng sản cát biển.

Đánh giá tài nguyên khoáng sản cát biển có thực hiện công tác trắc địa không?

Đánh giá tài nguyên khoáng sản cát biển có thực hiện công tác trắc địa không? (Hình từ Internet)

Nội dung việc thực hiện trắc địa gồm những công việc nào?

Căn cứ Điều 12 Thông tư 32/2024/TT-BTNMT quy định công tác trắc địa như sau:

Điều 12. Công tác trắc địa
1. Nội dung công việc:
a) Thu thập tổng hợp bản đồ địa hình đáy biển có liên quan;
b) Trắc địa định vị dẫn tuyến: định vị, dẫn đường và đo sâu phục vụ công tác khảo sát địa vật lý (địa chấn nông phân giải cao và sonar quét sườn), thành lập bản đồ tuyến khảo sát địa vật lý;
c) Đo sâu theo tuyến bằng máy đo sâu hồi âm;
d) Xác định tọa độ và độ sâu điểm lấy mẫu (trạm khảo sát địa chất, công trình khoan máy, ống phóng rung, trạm quan trắc);
đ) Quan trắc mực nước biển;
e) Lập lưới khống chế tọa độ và độ cao phục vụ công tác đo nối độ cao nhà nước về trạm quan trắc mực nước biển;
g) Vẽ bản đồ độ sâu đáy biển tỷ lệ 1:50.000.
2. Yêu cầu kỹ thuật:
a) Trắc địa định vị dẫn tuyến: thực hiện theo quy định tại Thông tư số 06/2022/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000;
b) Đo sâu theo tuyến bằng máy đo sâu hồi âm theo quy định về đo đạc, thành lập bản đồ địa hình đáy biển bằng máy đo sâu hồi âm đa tia ban hành kèm theo Thông tư số 24/2010/TT-BTNMT ngày 27 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về đo đạc, lập bản đồ địa hình đáy biển bằng máy đo sâu hồi âm đa tia;
c) Xác định tọa độ và độ sâu điểm lấy mẫu bằng công nghệ định vị vệ tinh GPS theo quy định tại Thông tư số 06/2022/TT-BTNMT; sai số định vị tọa độ trạm khảo sát địa chất là ± 0,7 mm theo tỷ lệ bản đồ (ngoài thực địa là: ± 35 m đối với tỷ lệ 1: 50.000);
d) Quan trắc mực nước biển và xử lý số liệu thủy triều tại các trạm quan trắc thước nước ven bờ thực hiện theo quy định tại Thông tư số 06/2022/TT- BTNMT;
đ) Lập lưới khống chế tọa độ và độ cao: theo quy định tại QCVN 04:2009/BTNMT ban hành kèm theo Thông tư số 06/2009/TT-BTNMT ngày 18 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng lưới tọa độ; QCVN 11:2008/BTNMT ban hành kèm theo Quyết định số 11/2008/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về xây dựng lưới độ cao.
3. Sản phẩm
a) Tài liệu nguyên thủy theo quy định hiện hành;
b) Bản đồ tuyến khảo sát địa vật lý tỷ lệ 1:50.000;
c) Bản đồ độ sâu đáy biển tỷ lệ 1:50.000;
d) Báo cáo kết quả công tác trắc địa;
đ) Các tài liệu, sản phẩm của công tác trắc địa phải chuyển giao phục vụ cho công tác địa chất, địa vật lý sử dụng.

Theo đó nội dung của công tác trắc địa bao gồm:

- Thu thập tổng hợp bản đồ địa hình đáy biển có liên quan;

- Trắc địa định vị dẫn tuyến: định vị, dẫn đường và đo sâu phục vụ công tác khảo sát địa vật lý (địa chấn nông phân giải cao và sonar quét sườn), thành lập bản đồ tuyến khảo sát địa vật lý;

- Đo sâu theo tuyến bằng máy đo sâu hồi âm;

- Xác định tọa độ và độ sâu điểm lấy mẫu (trạm khảo sát địa chất, công trình khoan máy, ống phóng rung, trạm quan trắc);

- Quan trắc mực nước biển;

- Lập lưới khống chế tọa độ và độ cao phục vụ công tác đo nối độ cao nhà nước về trạm quan trắc mực nước biển;

- Vẽ bản đồ độ sâu đáy biển tỷ lệ 1:50.000.

Thông tư 32/2024/TT-BTNMT có hiệu lực từ ngày 28/01/2025

Tài nguyên khoáng sản
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tài nguyên khoáng sản
Hỏi đáp Pháp luật
Đánh giá tài nguyên khoáng sản cát biển có thực hiện công tác trắc địa không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tài nguyên khoáng sản
28 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tài nguyên khoáng sản

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tài nguyên khoáng sản

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào