Mẫu văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế (24-ĐK-TCT) mới nhất 2025?
Mẫu văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế (24-ĐK-TCT) mới nhất 2025?
Mẫu văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế là Mẫu 24-ĐK-TCT được quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 86/2024/TT-BTC, mẫu có dạng như sau:
Tải Mẫu văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế (24-ĐK-TCT) mới nhất 2025
Mẫu văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế (24-ĐK-TCT) mới nhất 2025? (Hình từ Internet)
Khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế cần hoàn thành các nghĩa vụ nào?
Theo Điều 30 Thông tư 86/2024/TT-BTC quy định các nghĩa vụ phải hoàn thành trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế như sau:
(1) Đối với hộ kinh doanh đăng ký thuế theo cơ chế một cửa liên thông; hộ gia đình, cá nhân kinh doanh quy định tại điểm i khoản 2 Điều 4 Thông tư 86/2024/TT-BTC phải hoàn thành các nghĩa vụ phát sinh từ hoạt động kinh doanh trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế do chấm dứt hoạt động kinh doanh như sau:
- Hoàn thành nghĩa vụ về hóa đơn theo quy định của pháp luật về hóa đơn nếu có sử dụng hóa đơn.
- Hoàn thành nộp hồ sơ khai thuế, nộp thuế và xử lý số tiền thuế nộp thừa theo quy định tại Điều 43, 44, 47, 60, 67, 68, 70, 71 Luật Quản lý thuế 2019 với cơ quan quản lý thuế (đối với hộ kinh doanh, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai).
- Người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế và xử lý số tiền thuế nộp thừa theo quy định tại Điều 60, 67, 69, 70, 71 Luật Quản lý thuế 2019 với cơ quan quản lý thuế (đối với hộ kinh doanh, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán thuế).
(2) Đối với hộ kinh doanh chuyển lên doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thì hộ kinh doanh phải hoàn thành nghĩa vụ thuế với cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc có văn bản gửi cơ quan thuế cam kết doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh kế thừa toàn bộ nghĩa vụ thuế của hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
(3) Đối với cá nhân quy định tại điểm k, l, n khoản 2 Điều 4 Thông tư 86/2024/TT-BTC phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế và xử lý số tiền nộp thừa theo quy định tại Điều 60, 67, 69, 70, 71 Luật Quản lý thuế 2019 với cơ quan quản lý thuế trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
(4) Mã số thuế của hộ kinh doanh, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh bị chấm dứt hiệu lực khi chấm dứt hoạt động kinh doanh thì mã số thuế của người đại diện hộ kinh doanh, đại diện hộ gia đình, mã số thuế của cá nhân không bị chấm dứt hiệu lực và tiếp tục được sử dụng để thực hiện các nghĩa vụ thuế khác của cá nhân đó.
Nguyên tắc chấm dứt hiệu lực mã số thuế được quy định thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 39 Luật Quản lý thuế 2019 quy định như sau:
Điều 39. Chấm dứt hiệu lực mã số thuế
[....]
2. Người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế thì thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Chấm dứt hoạt động kinh doanh, không còn phát sinh nghĩa vụ thuế đối với tổ chức không kinh doanh;
b) Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép tương đương;
c) Bị chia, bị sáp nhập, bị hợp nhất;
d) Bị cơ quan thuế ra thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký;
đ) Cá nhân chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;
e) Nhà thầu nước ngoài khi kết thúc hợp đồng;
g) Nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hợp đồng dầu khí khi kết thúc hợp đồng hoặc chuyển nhượng toàn bộ quyền lợi tham gia hợp đồng dầu khí.
3. Nguyên tắc chấm dứt hiệu lực mã số thuế được quy định như sau:
a) Mã số thuế không được sử dụng trong các giao dịch kinh tế kể từ ngày cơ quan thuế thông báo chấm dứt hiệu lực;
b) Mã số thuế của tổ chức khi đã chấm dứt hiệu lực không được sử dụng lại, trừ trường hợp quy định tại Điều 40 của Luật này;
c) Mã số thuế của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh khi chấm dứt hiệu lực thì mã số thuế của người đại diện hộ kinh doanh không bị chấm dứt hiệu lực và được sử dụng để thực hiện nghĩa vụ thuế khác của cá nhân đó;
d) Khi doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác và cá nhân chấm dứt hiệu lực mã số thuế thì đồng thời phải thực hiện chấm dứt hiệu lực đối với mã số thuế nộp thay;
đ) Người nộp thuế là đơn vị chủ quản chấm dứt hiệu lực mã số thuế thì các đơn vị phụ thuộc phải bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
[....]
Như vậy, nguyên tắc chấm dứt hiệu lực mã số thuế được quy định như sau:
- Mã số thuế không được sử dụng trong các giao dịch kinh tế kể từ ngày cơ quan thuế thông báo chấm dứt hiệu lực;
- Mã số thuế của tổ chức khi đã chấm dứt hiệu lực không được sử dụng lại, trừ trường hợp quy định tại Điều 40 Luật Quản lý thuế 2019
- Mã số thuế của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh khi chấm dứt hiệu lực thì mã số thuế của người đại diện hộ kinh doanh không bị chấm dứt hiệu lực và được sử dụng để thực hiện nghĩa vụ thuế khác của cá nhân đó;
- Khi doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác và cá nhân chấm dứt hiệu lực mã số thuế thì đồng thời phải thực hiện chấm dứt hiệu lực đối với mã số thuế nộp thay;
- Người nộp thuế là đơn vị chủ quản chấm dứt hiệu lực mã số thuế thì các đơn vị phụ thuộc phải bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?