Giáo dục lý luận chính trị theo Hướng dẫn 172 là gì?
Giáo dục lý luận chính trị theo Hướng dẫn 172 là gì?
Căn cứ theo Mục 4 Hướng dẫn 172-HD/BTGTW năm 2024 hướng dẫn về giáo dục lý luận chính trị như sau:
(1) Tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên ở cơ sở
- Ban Tuyên giáo tỉnh ủy chỉ đạo ban tuyên giáo huyện ủy phối hợp với trung tâm chính trị cấp huyện xây dựng Đề án nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức lý luận chính trị; nghiên cứu đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp giảng dạy; phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện hiệu quả kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức lý luận chính trị hằng năm.
- Chỉ đạo, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh Đoàn, Thành Đoàn tăng cường công tác giáo dục chính trị cho đoàn viên, thanh niên, sinh viên; đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục lý luận chính trị, lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ; phát động tổ chức các hội thi, tọa đàm, nghiên cứu, học tập, chia sẻ các bài học về lý luận chính trị trên Internet, mạng xã hội...
- Các trung tâm chính trị cấp huyện thực hiện nghiêm túc việc giảng dạy các chương trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị theo hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương; chủ động bổ sung, cập nhật kiến thức theo nội dung các Hội nghị Trung ương khóa XIII, đồng thời gắn nội dung bài giảng với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương thiết thực, hiệu quả. Chú trọng đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra, đánh giá. Giảng viên cần nắm chắc đặc điểm của đối tượng học viên để lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng cụ thể.
Chọn một số nội dung trong tài liệu để đi sâu phân tích, làm rõ, kết hợp giảng bài với tổ chức thảo luận, trao đổi kinh nghiệm giữa các học viên cho phù hợp và thiết thực; có thể lựa chọn một số phần để học viên tự học, tự nghiên cứu, không nhất thiết phải giảng dạy tất cả các nội dung trong bài.
- Tiếp tục thực hiện hiệu quả Hướng dẫn 05-HD/BTCTW năm 2021 về một số nội dung thực hiện Quy định 208-QĐ/TW năm 2019 của Ban Bí thư (khóa XII) về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của trung tâm chính trị cấp huyện; Quy định 57-QĐ/TW năm 2022 của Ban Bí thư về đối tượng, tiêu chuẩn và phân cấp đào tạo lý luận chính trị.
(2) Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên lý luận chính trị tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân và trung tâm chính trị cấp huyện
- Ban cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo/Ban Tuyên giáo tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương tăng cường phối hợp với các cơ quan liên quan, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên lý luận chính trị tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân/trung tâm chính trị cấp huyện và tương đương với nhiều hình thức khác nhau như: hội nghị, tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm, hội thi, thao giảng lý luận chính trị hằng năm hoặc 02 năm/lần. Tạo điều kiện để cán bộ, giảng viên lý luận chính trị tham gia tổng kết thực tiễn, nghiên cứu khoa học, phục vụ công tác giảng dạy, ưu tiên các đề tài, đề án, sáng kiến kinh nghiệm trong giảng dạy lý luận chính trị.
- Dự kiến năm 2025, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Ban cán sự đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội thi giảng viên lý luận chính trị giỏi cho giảng viên các trường đại học, cao đẳng trong hệ thống giáo dục quốc dân (có thông báo sau).
(3) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát
Chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục lý luận chính trị, định kỳ 6 tháng tổng hợp kết quả kiểm tra, giám sát gửi báo cáo về Ban Tuyên giáo Trung ương.
- Đối với trường chính trị tỉnh và các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân: Kiểm tra, giám sát về chính trị, tư tưởng trong giảng dạy lý luận chính trị, khoa học xã hội, nhất là kiểm tra việc tổ chức triển khai các nghị quyết, chỉ thị, kết luận về công tác giáo dục lý luận chính trị của Đảng
Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp các cơ quan liên quan khảo sát, kiểm tra việc giảng dạy lý luận chính trị đối với trường chính trị tỉnh, trường cao đẳng, đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân, trường nghề (có thông báo sau).
- Đối với các trung tâm chính trị cấp huyện: Kiểm tra, giám sát thực hiện nền nếp việc đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, cập nhật kiến thức cho cán bộ, đảng viên; chất lượng giảng dạy các chương trình lý luận chính trị; phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập; công tác quản lý học viên; công tác nghiên cứu khoa học.
(4) Kiện toàn và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Phòng Lý luận chính trị và Lịch sử Đảng, Trung tâm Chính trị cấp huyện
Tiếp tục kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của Phòng Lý luận chính trị và Lịch sử Đảng trong ban tuyên giáo cấp tỉnh theo Quy định 137-QĐ/TW năm 2023 của Ban Bí thư quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy cơ quan chuyên trách tham mưu giúp việc tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương và các văn bản hiện hành.
Giáo dục lý luận chính trị theo Hướng dẫn 172 là gì? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc đào tạo lý luận chính trị được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 2 Quy định 57-QĐ/TW năm 2022, nguyên tắc đào tạo lý luận chính trị được quy định như sau:
Thứ nhất: Bám sát chủ trương, nghị quyết, quy định của Đảng về công tác đào tạo lý luận chính trị; tổ chức đào tạo đúng đối tượng, tiêu chuẩn, theo phân cấp và phù hợp với chức vụ, chức danh cán bộ.
Thứ hai: Đào tạo lý luận chính trị phải bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ gắn với quy định của Đảng về công tác quy hoạch, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử, phân cấp quản lý cán bộ; xác định rõ trách nhiệm, thẩm quyền của các cơ quan trong đào tạo lý luận chính trị.
Thứ ba: Học tập lý luận chính trị là nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.
Trình độ lý luận chính trị gồm mấy cấp?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Quy định 57-QĐ/TW năm 2022 quy định như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đào tạo lý luận chính trị là quá trình truyền thụ, tiếp thu hệ thống tri thức lý luận chính trị; củng cố thế giới quan, nhân sinh quan, phương pháp luận khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nâng cao nhận thức và bản lĩnh chính trị, củng cố niềm tin vào Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; nâng cao tầm nhìn, tư duy, phương pháp, kỹ năng lãnh đạo, quản lý và vận dụng thực tiễn cho đội ngũ cán bộ. Đào tạo lý luận chính trị gồm ba cấp: Sơ cấp, trung cấp và cao cấp.
[...]
Như vậy, trình độ lý luận chính trị gồm có 03 cấp là:
- Sơ cấp lý luận chính trị,
- Trung cấp lý luận chính trị,
- Cao cấp lý luận chính trị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ từ 05 km/h đến dưới 10 km/h bị trừ mấy điểm bằng lái?
- New year s eve là gì? New year s eve 2025 là khi nào?
- Sử dụng điện thoại khi lái xe ô tô phạt đến 6 triệu đồng từ 01/01/2025?
- Lỗi vi phạm giao thông đối với xe máy tăng mức phạt từ năm 2025?
- Nghị định về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng mới nhất?