Hiệp định sơ bộ được ký kết tại đâu vào ngày 06/3/1946?

Hiệp định sơ bộ được ký kết tại đâu vào ngày 06/3/1946? Năm bao nhiêu đổi tên thành Quân đội nhân dân Việt Nam? Trách nhiệm của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam là gì?

Hiệp định sơ bộ được ký kết tại đâu vào ngày 06/3/1946?

Căn cứ tiểu mục 3 Phần A Mục 1 Ngân hàng tên đường và công trình công cộng tỉnh Ninh Thuận ban hành kèm theo Quyết định 08/QĐ-UBND năm 2018 nói về Hiệp định sơ bộ như sau:

3.2. Đường Nguyễn Văn Nhu (1910-1946): Là Liệt sĩ, nhà hoạt động cách mạng, Chủ tịch Ủy ban kháng chiến Hành chính tỉnh Ninh Thuận; quê xã Thanh Khê, huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam.
Ông là Chủ tịch Ủy ban Hành chính kháng chiến tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 1945-1946 (Chủ tịch UBND tỉnh đầu tiên của Ninh Thuận). Sau khi Hiệp định sơ bộ (ngày 06/3/1946) vừa được ký kết tại Hà Nội không lâu thì Pháp trở mặt, liên tiếp hành quân đánh úp các cơ quan và đơn vị bộ đội ta. Ngày 01/5/1946, Pháp bao vây trụ sở Ủy ban Hành chính kháng chiến tỉnh Ninh Thuận, bắt tất cả cán bộ của tỉnh. Nguyễn Văn Nhu bị bắt và bị chúng xử tử cùng các đồng chí Trần Nghiễm, Võ Giới Sơn,...
(“Đề án Ngân hàng tên đường Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm” đã phê duyệt năm 2016)

Như vậy, Hiệp định sơ bộ được ký kết Hà Nội vào ngày 06/3/1946.

Hiệp định sơ bộ được ký kết tại đâu vào ngày 06/3/1946?

Hiệp định sơ bộ được ký kết tại đâu vào ngày 06/3/1946? (Hình từ Internet)

Năm bao nhiêu đổi tên thành Quân đội nhân dân Việt Nam?

Theo Tiểu mục 1 Mục 1 Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) ban hành kèm theo Hướng dẫn 160-HD/BTGTW năm 2024 quy định như sau:

1. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ra đời, đánh thắng hai trận đầu, cùng Nhân dân tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền (1944 - 1945)
[...]
Ngay sau ngày thành lập, 17 giờ ngày 25/12/1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã mưu trí, táo bạo, bất ngờ đột nhập vào đồn Phai Khắt và 07 giờ sáng hôm sau (26/12) lại đột nhập đồn Nà Ngần (đều đóng tại châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), tiêu diệt hai tên đồn trưởng, bắt sống toàn bộ binh lính địch, thu vũ khí, quân trang, quân dụng. Chiến thắng Phai Khắt, Nà Ngần mở đầu cho truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Tháng 4/1945, Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ của Đảng đã quyết định hợp nhất các tổ chức vũ trang cách mạng trên cả nước thành Việt Nam giải phóng quân. Trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Việt Nam giải phóng quân đã cùng lực lượng vũ trang các địa phương và Nhân dân tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên toàn quốc. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Việt Nam giải phóng quân được đổi tên thành Vệ quốc đoàn, rồi Quân đội quốc gia Việt Nam (1946), từ năm 1950 được gọi là Quân đội nhân dân Việt Nam.
[...]

Theo đó, năm 1950 thì Quân đội quốc gia Việt Nam được gọi là Quân đội nhân dân Việt Nam.

Trách nhiệm của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam là gì?

Theo Điều 27 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 quy định trách nhiệm của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam như sau:

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về những mệnh lệnh của mình, về việc chấp hành mệnh lệnh của cấp trên và việc thừa hành nhiệm vụ của cấp dưới thuộc quyền;

- Lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, tổ chức thực hiện mọi nhiệm vụ của đơn vị theo chức trách được giao; bảo đảm cho đơn vị chấp hành triệt để đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh, điều lệ, chế độ, quy định của quân đội, sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ trong bất kỳ hoàn cảnh, điều kiện nào;

- Khi nhận mệnh lệnh của người chỉ huy, nếu sĩ quan có căn cứ cho là mệnh lệnh đó trái pháp luật thì phải báo cáo ngay với người ra mệnh lệnh; trong trường hợp vẫn phải chấp hành mệnh lệnh thì báo cáo kịp thời lên cấp trên trực tiếp của người ra mệnh lệnh và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành mệnh lệnh đó.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tìm hiểu Pháp luật
Tạ Thị Thanh Thảo
6 lượt xem
Tìm hiểu Pháp luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tìm hiểu Pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
Link Bình chọn WeChoice Awards 2024 https wechoice vn? Hạn WeChoice Awards 2024 Vote đến ngày mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Countdown Huế 2025 tổ chức ở đâu? Vào ngày nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Giao thừa 2025 là thứ mấy? Lịch phát sóng Táo quân 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp nhạc Giáng Sinh Tiếng Anh hay nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tháng 12 có mấy ngày 2024? Lịch tháng 12 2024 chi tiết?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài phát biểu của lãnh đạo trong buổi tiệc Year End Party? Trong thời gian nghỉ tết, người lao động có được hưởng lương hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 29 tháng 12 là ngày gì? Ngày 29 tháng 12 năm 2024 bao nhiêu âm?
Hỏi đáp Pháp luật
Chính phủ Liên Xô đặt quan hệ ngoại giao với Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào thời gian nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mùng 2/12 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương, thứ mấy? Có phải là ngày lễ người lao động được nghỉ hưởng lương không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hiệp định sơ bộ được ký kết tại đâu vào ngày 06/3/1946?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tìm hiểu Pháp luật có thể đặt câu hỏi tại đây.

Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tìm hiểu Pháp luật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tìm hiểu Pháp luật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào