Nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước được đề ra đầu tiên tại sự kiện nào?
Nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước được đề ra đầu tiên tại sự kiện nào?
Đáp ứng nguyện vọng chính đáng của nhân dân cả nước, đồng thời cũng phù hợp với thực tế lịch sử dân tộc - "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt nam là một" - Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9 - 1975) đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
Như vậy, tháng 9/1975 tại Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 24 đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
Tháng 9/1975, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước. Hội nghị đề ra phương hướng của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới là: “Hoàn thành thống nhất nước nhà, đưa cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội” và nhấn mạnh: “Thống nhất đất nước vừa là nguyện vọng tha thiết bậc nhất của đồng bào cả nước, vừa là quy luật khách quan của sự phát triển cách mạng Việt Nam, của lịch sử dân tộc Việt Nam”. “Thực hiện thống nhất nước nhà về mặt nhà nước cũng tức là chính thức hóa việc thống nhất Việt Nam, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện thống nhất nước nhà về các mặt khác”.
Nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước được đề ra đầu tiên tại sự kiện nào? (Hình từ Internet)
Ngày thống nhất đất nước có phải là ngày lễ lớn không?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định các ngày lễ lớn:
Điều 4. Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Theo quy định trên, ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước là ngày 30/4/1975 và là ngày lễ lớn trong nước.
Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước được tổ chức thế nào?
Căn cứ Điều 8 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước:
Điều 8. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
1. Năm lẻ 5, năm khác:
a) Tại Hà Nội, Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm. Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức các hoạt động này;
b) Tại thành phố Hồ Chí Minh, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh viếng các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ thành phố Hồ Chí Minh;
c) Tổ chức các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương.
[...]
Như vậy, ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước được tổ chức như sau:
[1] Năm lẻ 5, năm khác
- Tại Hà Nội, Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm. Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức các hoạt động này
- Tại thành phố Hồ Chí Minh, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh viếng các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ thành phố Hồ Chí Minh
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương
[2] Năm tròn
- Tổ chức lễ kỷ niệm cấp quốc gia:
+ Tại thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và thành phố Hồ Chí Minh tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm
+ Lãnh đạo Đảng, Nhà nước (1 trong 4 chức danh: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội), nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, đại diện kiều bào và đại diện lãnh đạo Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh dự lễ kỷ niệm
+ Việc mời khách nước ngoài do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định
+ Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đọc diễn văn kỷ niệm
- Các hoạt động khác được tổ chức như đối với năm lẻ 5, năm khác
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Âm năm 2025 - Lịch Vạn Niên năm 2025: Chi tiết cả năm và các ngày đáng chú ý? Còn mấy ngày Thứ 2 nữa đến Tết Âm lịch 2025?
- Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP cả nước năm 2025 đạt trên 8%?
- Tổng hợp đề thi học kì 1 Tin học 5 Kết nối tri thức năm 2024 - 2025?
- Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép và bị cấm sử dụng tại Việt Nam từ 30/1/2025?
- Quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa nằm ở ngoài khơi vùng biển nào?