Từ 1/1/2025, tài xế liên quan tai nạn sẽ bị tạm giữ giấy tờ trên VNeID?
Từ 1/1/2025, tài xế liên quan tai nạn sẽ bị tạm giữ giấy tờ trên VNeID?
Căn cứ Điều 10 Thông tư 72/2024/TT-BCA quy định tạm giữ, xử lý phương tiện, đồ vật, tài liệu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề của người điều khiển phương tiện liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường bộ để điều tra, xác minh, giải quyết như sau:
Điều 10. Tạm giữ, xử lý phương tiện, đồ vật, tài liệu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề của người điều khiển phương tiện liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường bộ để điều tra, xác minh, giải quyết
1. Việc tạm giữ phương tiện, đồ vật, tài liệu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề của người điều khiển phương tiện liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường bộ được thực hiện theo quy định tại Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) và các quy định khác có liên quan.
Đối với trường hợp các giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện giao thông đã được tích hợp trong căn cước điện tử, tài khoản định danh điện tử trên ứng dụng định danh quốc gia khi tạm giữ giấy tờ, Cảnh sát giao thông thực hiện việc tạm giữ giấy tờ trên môi trường điện tử.
[....]
Đây là một trong những quy định mới được Bộ Công an nêu trong Thông tư 72/2024, việc tạm giữ phương tiện, đồ vật, tài liệu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề của người điều khiển phương tiện liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường bộ được thực hiện theo Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) và các quy định khác có liên quan.
Đối với trường hợp các giấy tờ có liên quan người và phương tiện giao thông đã được tích hợp trong căn cước điện tử, tài khoản định danh điện tử trên ứng dụng định danh quốc gia khi tạm giữ giấy tờ, cảnh sát giao thông thực hiện việc tạm giữ giấy tờ trên môi trường điện tử (VNeID).
Như vậy, theo quy định mới của Bộ Công an có hiệu lực từ 1/1/2025, nếu giấy tờ đã tích hợp trong VNeID, khi tạm giữ giấy tờ của tài xế liên quan tai nạn giao thông, CSGT sẽ thực hiện trên môi trường điện tử này.
Từ 1/1/2025, tài xế liên quan tai nạn sẽ bị tạm giữ giấy tờ trên VNeID? (Hình từ Internet)
Khi tiến hành điều tra, xác minh vụ tai nạn giao thông đường bộ, cán bộ Cảnh sát giao thông có trách nhiệm làm rõ những vấn đề gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Thông tư 72/2024/TT-BCA quy định khi tiến hành điều tra, xác minh vụ tai nạn giao thông đường bộ, cán bộ Cảnh sát giao thông có trách nhiệm làm rõ:
- Có hay không có dấu hiệu tội phạm;
- Có hay không có hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ; diễn biến, nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông đường bộ;
- Cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, lỗi, nhân thân của cá nhân vi phạm;
- Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ;
- Tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ gây ra;
- Tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc xem xét, quyết định xử phạt, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ;
- Bất cập, sơ hở, thiếu sót trong tổ chức giao thông, chất lượng hạ tầng giao thông; quản lý phương tiện, người điều khiển phương tiện giao thông;
- Trong quá trình điều tra, xác minh có thể đề xuất trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản.
Mọi chi phí cứu hộ tai nạn giao thông do ai chi trả?
Căn cứ điểm e khoản 1 Điều 6 Thông tư 72/2024/TT-BCA quy định cụ thể như sau:
Điều 6. Giải quyết ban đầu khi cán bộ Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát phát hiện vụ tai nạn giao thông đường bộ hoặc được phân công đến hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ
Cán bộ Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát phát hiện vụ tai nạn giao thông đường bộ hoặc được lãnh đạo có thẩm quyền phân công đến hiện trường phải thực hiện những nhiệm vụ sau:
1. Tổ chức cứu nạn, cứu hộ
[....]
đ) Trường hợp người bị nạn đã chết phải giữ nguyên vị trí và che đậy thi thể, không di chuyển các phương tiện liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường bộ tại hiện trường (nếu vị trí thi thể có thể gây ùn tắc giao thông mà không có phương án phân luồng, giải phóng giao thông thì phải đánh dấu vị trí, chụp ảnh, ghi hình thi thể và vị trí của thi thể rồi nhanh chóng đưa vào vị trí thích hợp để bảo vệ);
e) Trường hợp các phương tiện liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường bộ bị hư hỏng, không còn hoạt động được thì phải thông báo cho các đơn vị có chức năng cứu hộ bố trí phương tiện cẩu, kéo chuyên dụng phù hợp đến hiện trường để cứu hộ phương tiện vào nơi thích hợp theo yêu cầu của cán bộ làm nhiệm vụ điều tra, xác minh, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ. Mọi chi phí cứu hộ do chủ phương tiện chịu trách nhiệm chi trả.
[....]
Như vậy, theo quy định nêu trên, mọi chi phí cứu hộ tai nạn giao thông do chủ phương tiện chịu trách nhiệm chi trả.
Chi phí này được tính đến trong trường hợp các phương tiện liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường bộ bị hư hỏng, không còn hoạt động được thì phải thông báo cho các đơn vị có chức năng cứu hộ bố trí phương tiện cẩu, kéo chuyên dụng phù hợp đến hiện trường để cứu hộ phương tiện vào nơi thích hợp theo yêu cầu của cán bộ làm nhiệm vụ điều tra, xác minh, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 27 tháng 12 là ngày gì? Ngày 27 tháng 12 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm?
- Đề thi cuối kì 1 Hóa 10 Kết nối tri thức có đáp án năm 2024?
- Mẫu Đơn đề nghị cấp đổi Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Quốc hội Việt Nam?
- 04 trường hợp công an xã được huy động tuần tra giao thông từ 1/1/2025?
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 tỉnh Bình Phước?