Cục Hàng không Việt Nam làm việc theo chế độ gì? Trách nhiệm và phạm vi giải quyết công việc của công chức viên chức Cục Hàng không Việt Nam?
Cục Hàng không Việt Nam làm việc theo chế độ gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Quy chế làm việc của Cục Hàng không Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 3022/QĐ-CHK năm 2024 như sau:
Điều 3. Nguyên tắc làm việc
1. Cục HKVN làm việc theo chế độ Thủ trưởng, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu. Cục trưởng chịu trách nhiệm cá nhân trước Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về toàn bộ công việc thuộc chức năng, thẩm quyền của Cục trưởng, kể cả khi đã phân công hoặc ủy quyền cho Phó Cục trưởng. Mọi hoạt động của Cục HKVN, Lãnh đạo Cục HKVN và Lãnh đạo cơ quan, đơn vị thuộc Cục HKVN phải bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, tuân thủ các quy định của Hiến pháp, pháp luật và Quy chế làm việc của Bộ Giao thông vận tải (sau đây gọi tắt là Bộ GTVT), Cục HKVN.
2. Đề cao trách nhiệm cá nhân, mỗi việc chỉ có một cơ quan, đơn vị; một cá nhân chủ trì và chịu trách nhiệm chính. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được phân công công việc phải chịu trách nhiệm chính về công việc được phân công kể cả khi đã phân công cho cấp phó của mình. Cơ quan, đơn vị được giao chủ trì xử lý, giải quyết công việc phải phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan và chịu trách nhiệm về kết quả cuối cùng của công việc được giao trước Lãnh đạo Cục HKVN.
[...]
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì Cục Hàng không Việt Nam làm việc theo chế độ Thủ trưởng, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu.
Cục Hàng không Việt Nam làm việc theo chế độ gì? Trách nhiệm và phạm vi giải quyết công việc của công chức viên chức Cục Hàng không Việt Nam? (Hình từ Internet)
Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam không được lợi dụng vị trí công tác để bổ nhiệm người thân đúng không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 43 Quy chế làm việc của Cục Hàng không Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 3022/QĐ-CHK năm 2024 như sau:
Điều 43. Tinh thần, thái độ làm việc của cán bộ, công chức, viên chức
Cán bộ, công chức, viên chức phải trung thành với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia; tôn trọng và tận tụy phục vụ Nhân dân. Khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ, cán bộ, công chức, viên chức phải ý thức rõ về chức trách, bổn phận của bản thân, bao gồm:
1. Phải sẵn sàng nhận và nỗ lực hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được phân công; không kén chọn vị trí công tác, chọn việc dễ, bỏ việc khó. Tâm huyết, tận tụy, gương mẫu làm tròn chức trách, nhiệm vụ được giao; không vướng vào “tư duy nhiệm kỳ”.
2. Phải có ý thức tổ chức kỷ luật; sử dụng có hiệu quả thời giờ làm việc; tránh hiện tượng trung bình chủ nghĩa, làm việc qua loa, đại khái, kém hiệu quả; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức; chủ động phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
3. Không được gây khó khăn, phiền hà, vòi vĩnh, kéo dài thời gian xử lý công việc của cơ quan, tổ chức và người dân; không thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc của người dân.
4. Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo phải công tâm, khách quan trong sử dụng, đánh giá cán bộ thuộc quyền quản lý; không lợi dụng vị trí công tác để bổ nhiệm người thân quen; chủ động xin thôi giữ chức vụ khi nhận thấy bản thân còn hạn chế về năng lực và uy tín.
Như vậy, cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam không được lợi dụng vị trí công tác để bổ nhiệm người thân.
Trách nhiệm và phạm vi giải quyết công việc của công chức viên chức Cục Hàng không Việt Nam là gì?
Trách nhiệm và phạm vi giải quyết công việc của công chức viên chức Cục Hàng không Việt Nam được quy định tại Điều 10 Quy chế làm việc của Cục Hàng không Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 3022/QĐ-CHK năm 2024 như sau:
- Chủ động nghiên cứu, tham mưu về lĩnh vực chuyên môn được phân công theo dõi, các công việc được Lãnh đạo cơ quan, đơn vị hoặc Lãnh đạo Cục HKVN giao trực tiếp theo chức năng, nhiệm vụ chuyên môn của cơ quan, đơn vị.
- Chịu trách nhiệm cá nhân trước Lãnh đạo cơ quan, đơn vị, trước Lãnh đạo Cục HKVN và trước pháp luật về ý kiến đề xuất, tiến độ, chất lượng, hiệu quả của từng công việc được giao.
- Thực hiện các quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức; các quy định của Cục HKVN và đơn vị.
- Thường xuyên cập nhật, nắm bắt tình hình thực tiễn trong lĩnh vực mình đảm nhiệm, bám sát ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Cục HKVN, Lãnh đạo cơ quan, đơn vị để xử lý công việc được giao, bảo đảm khách quan, đúng đắn, kịp thời. Được quyền bảo lưu ý kiến tham mưu và ý kiến bảo lưu được ghi vào Phiếu trình văn bản hoặc lưu trong hồ sơ trình văn bản.
- Chủ động phối hợp công tác, trao đổi ý kiến về các vấn đề có liên quan, cung cấp thông tin hoặc tiến hành thảo luận trong cơ quan, đơn vị, nhóm công tác khi cần thiết trong quá trình xử lý công việc cụ thể.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát Điều tra hình sự Công an cấp huyện như thế nào?
- Tín hiệu bằng tay khi qua đường là gì? Không vẫy tay khi sang đường có bị phạt không?
- Tải Mẫu 41/UQ-ĐKT Mẫu Giấy uỷ quyền đăng ký thuế từ ngày 06/2/2025?
- Cách gói bánh tét dịp tết Nguyên đán? Người lao động chính thức nghỉ tết Nguyên đán 2025 vào mùng mấy?