Mức lương viên chức loại B hiện nay là bao nhiêu?
Viên chức loại B gồm các chức danh nào?
Căn cứ theo Bảng 3 ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi điểm đ khoản 3 Điều 1 Nghị định 17/2013/NĐ-CP, viên chức loại B gồm các chức danh dưới đây:
- Lưu trữ viên trung cấp
- Kỹ thuật viên lưu trữ
- Kỹ thuật viên chẩn đoán bệnh động vật
- Kỹ thuật viên dự báo bảo vệ thực vật
- Kỹ thuật viên giám định thuốc bảo vệ thực vật - thú y
- Kỹ thuật viên kiểm nghiệm giống cây trồng
- Kỹ thuật viên
- Quan trắc viên
- Giáo viên tiểu học
- Giáo viên mầm non
- Y sĩ
- Y tá chính
- Nữ hộ sinh chính
- Kỹ thuật viên chính y
- Dược sĩ trung cấp
- Kỹ thuật viên chính dược
- Dựng phim viên
- Diễn viên hạng III
- Họa sỹ trung cấp
- Kỹ thuật viên bảo tồn, bảo tàng
- Thư viện viên trung cấp
- Hướng dẫn viên (ngành văn hóa - thông tin)
- Tuyên truyền viên
- Hướng dẫn viên (ngành thể dục thể thao)
Nhân viên công tác xã hội
- Hộ sinh trung cấp
- Kỹ thuật viên trung cấp y
- Điều dưỡng trung cấp
- Dân số viên trung cấp
- Kỹ thuật viên kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
- Trắc địa bản đồ viên trung cấp
- Địa chính viên trung cấp
- Điều tra viên trung cấp tài nguyên môi trường
- Dự báo viên trung cấp khí tượng thủy văn
- Kiểm soát viên trung cấp khí tượng thủy văn
- Quan trắc viên trung cấp tài nguyên môi trường.
Mức lương viên chức loại B hiện nay là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Mức lương viên chức loại B hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư 07/2024/TT-BNV, tiền lương viên chức được tính theo công thức sau:
Tiền lương = Mức lương cơ sở x Hệ số lương
Trong đó:
Căn cứ theo Bảng 3 ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi điểm đ khoản 3 Điều 1 Nghị định 17/2013/NĐ-CP, viên chức loại B áp dụng hệ số lương từ 1,86 đến hệ số lương 4,06.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP thì hiện nay áp dụng mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng.
Như vậy, mức lương viên chức loại B được xác định hiện nay như sau:
Viên chức loại B | Hệ số lương | Mức lương (đồng/tháng) |
Bậc 1 | 1,86 | 4.352.400 |
Bậc 2 | 2,06 | 4.820.400 |
Bậc 3 | 2,26 | 5.288.400 |
Bậc 4 | 2,46 | 5.756.400 |
Bậc 5 | 2,66 | 6.224.400 |
Bậc 6 | 2,86 | 6.692.400 |
Bậc 7 | 3,06 | 7.160.400 |
Bậc 8 | 3,26 | 7.628.400 |
Bậc 9 | 3,46 | 8.096.400 |
Bậc 10 | 3,66 | 8.564.400 |
Bậc 11 | 3,86 | 9.032.400 |
Bậc 12 | 4,06 | 9.500.400 |
Lưu ý: Mức lương trên chưa bao gồm các khoản trợ cấp, phụ cấp khác.
Trường hợp nào không áp dụng thời hiệu khi xử lý kỷ luật viên chức?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 53 Luật Viên chức 2010 được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 2 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 quy định như sau:
Điều 53. Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật
1. Thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn mà khi hết thời hạn đó thì viên chức có hành vi vi phạm không bị xử lý kỷ luật. Thời hiệu xử lý kỷ luật được tính từ thời điểm có hành vi vi phạm.
Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thời hiệu xử lý kỷ luật được quy định như sau:
a) 02 năm đối với hành vi vi phạm ít nghiêm trọng đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khiển trách;
b) 05 năm đối với hành vi vi phạm không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
2. Đối với các hành vi vi phạm sau đây thì không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật:
a) Viên chức là đảng viên có hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khai trừ;
b) Có hành vi vi phạm quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ;
c) Có hành vi xâm hại đến lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại;
d) Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp.
3. Thời hạn xử lý kỷ luật đối với viên chức là khoảng thời gian từ khi phát hiện hành vi vi phạm của viên chức đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền.
Thời hạn xử lý kỷ luật không quá 90 ngày; trường hợp vụ việc có tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng không quá 150 ngày.
4. Trường hợp viên chức đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm kỷ luật thì bị xem xét xử lý kỷ luật. Thời gian điều tra, truy tố, xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự không được tính vào thời hạn xử lý kỷ luật. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, người ra quyết định phải gửi quyết định và tài liệu có liên quan cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý viên chức để xem xét xử lý kỷ luật.
Như vậy, viên chức có các hành vi vi phạm dưới đây sẽ không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật:
- Viên chức là đảng viên có hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khai trừ.
- Có hành vi vi phạm quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ.
- Có hành vi xâm hại đến lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại.
- Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề thi cuối học kì 1 Văn 10 Kết nối tri thức kèm đáp án cập nhật năm 2024?
- Thành viên của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học cấp cơ sở nhiệm kỳ sau cần đảm bảo bao nhiêu % thành viên mới từ 01/2/2025?
- Mẫu thời khóa biểu dành cho học sinh sinh viên? Cơ sở giáo dục nghề nghiệp không tổ chức giảng dạy theo thời khóa biểu bị phạt bao nhiêu tiền?
- Lễ hội đền Thượng năm 2025 tổ chức vào ngày nào? Ở đâu?
- Tỉnh nào có diện tích rừng lớn nhất nước ta? Tỉnh Nghệ An phấn đấu đến năm 2030 duy trì tỷ lệ che phủ rừng ở mức bao nhiêu %?