Từ 01/07/2025, công chứng viên đương nhiên miễn nhiệm khi nào?
Từ 01/07/2025, công chứng viên đương nhiên miễn nhiệm khi nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 16 Luật Công chứng 2024 quy định về miễn nhiệm công chứng viên như sau:
Điều 16. Miễn nhiệm công chứng viên
1. Công chứng viên được miễn nhiệm theo nguyện vọng cá nhân hoặc khi được chuyển làm công việc khác theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Công chứng viên đương nhiên miễn nhiệm khi quá 70 tuổi.
[...]
Theo đó, từ 01/07/2025 công chứng viên đương nhiên miễn nhiệm khi quá 70 tuổi.
Từ 01/07/2025, công chứng viên đương nhiên miễn nhiệm khi nào? (Hình từ Internet)
Từ 01/07/2025, công chứng viên bị miễn nhiệm trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 16 Luật Công chứng 2024, thì từ 01/07/2025 công chứng viên bị miễn nhiệm trong trường hợp sau:
- Không còn đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 Luật Công chứng 2024, trừ trường hợp đương nhiên miễn nhiệm quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật Công chứng 2024
- Thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 14 Luật Công chứng 2024
- Được tuyển dụng, bổ nhiệm, điều động giữ một trong các vị trí công tác quy định tại khoản 5 Điều 14 Luật Công chứng 2024, trừ trường hợp đã được miễn nhiệm theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật Công chứng 2024
- Thuộc trường hợp quy định tại điểm h khoản 1 Điều 9 Luật Công chứng 2024
- Không hành nghề công chứng trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại công chứng viên hoặc không hành nghề công chứng liên tục từ 12 tháng trở lên, trừ trường hợp không hành nghề do bị tạm đình chỉ hành nghề công chứng theo quy định tại Điều 15 Luật Công chứng 2024, Văn phòng công chứng bị tạm ngừng hoạt động theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 Luật Công chứng 2024
- Hết thời hạn tạm đình chỉ hành nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 15 Luật Công chứng 2024 mà lý do tạm đình chỉ vẫn còn;
- Bị xử phạt vi phạm hành chính từ 02 lần trở lên về hoạt động hành nghề công chứng trong thời hạn 12 tháng; hành nghề công chứng khi chưa đủ điều kiện hành nghề công chứng hoặc trong thời gian bị tạm đình chỉ hành nghề công chứng;
- Bị xử lý kỷ luật từ 02 lần trở lên trong thời hạn 12 tháng hoặc bị kỷ luật buộc thôi việc;
- Bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án;
- Thuộc trường hợp không đủ tiêu chuẩn bổ nhiệm công chứng viên tại thời điểm được bổ nhiệm.
Từ 01/07/2025, công chứng viên có quyền và nghĩa vụ gì?
Căn cứ theo Điều 18 Luật Công chứng 2024, thì từ 01/07/2025 công chứng viên có quyền và nghĩa vụ như sau:
[1] Công chứng viên có các quyền sau đây:
- Được bảo đảm quyền hành nghề công chứng;
- Thành lập, tham gia thành lập Văn phòng công chứng, tham gia hợp danh vào Văn phòng công chứng hoặc làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề công chứng;
- Được công chứng giao dịch theo quy định của Luật Công chứng 2024 và quy định khác của pháp luật có liên quan; được chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản, chứng thực chữ ký người dịch theo quy định của pháp luật về chứng thực;
- Đề nghị cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, được khai thác, sử dụng thông tin từ các cơ sở dữ liệu theo quy định của pháp luật để thực hiện việc công chứng;
- Quyền khác theo quy định của Luật Công chứng 2024 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
[2] Công chứng viên có các nghĩa vụ sau đây:
- Tuân thủ các nguyên tắc hành nghề công chứng;
- Tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người yêu cầu công chứng;
- Hành nghề tại 01 tổ chức hành nghề công chứng; bảo đảm thời gian làm việc theo ngày, giờ làm việc của tổ chức hành nghề công chứng;
- Hướng dẫn người yêu cầu công chứng thực hiện đúng các quy định về thủ tục công chứng và quy định của pháp luật có liên quan; giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc công chứng;
- Từ chối công chứng trong trường hợp giao dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội và các trường hợp khác theo quy định của Luật Công chứng 2024; giải thích rõ lý do từ chối công chứng;
- Giữ bí mật về nội dung công chứng, trừ trường hợp được người yêu cầu công chứng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;
- Tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hằng năm;
- Gia nhập Hội công chứng viên tại địa phương nơi muốn hành nghề và duy trì tư cách hội viên trong suốt quá trình hành nghề công chứng tại địa phương đó;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người yêu cầu công chứng về văn bản công chứng mà mình thực hiện;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của Văn phòng công chứng mà mình là thành viên hợp danh hoặc chủ doanh nghiệp tư nhân;
- Nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Công chứng 2024 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?