04 trường hợp công chứng viên không được thành lập văn phòng công chứng mới từ 1/7/2025?
04 trường hợp công chứng viên không được thành lập văn phòng công chứng mới từ 1/7/2025?
Căn cứ khoản 2 Điều 24 Luật Công chứng 2024 quy định về thành lập Văn phòng công chứng như sau:
Điều 24. Thành lập Văn phòng công chứng
1. Căn cứ vào quy định của pháp luật về điều kiện thành lập Văn phòng công chứng, công chứng viên đề nghị thành lập Văn phòng công chứng lập hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng gửi đến Sở Tư pháp nơi dự kiến thành lập Văn phòng công chứng.
2. Công chứng viên thuộc một trong các trường hợp sau đây không được thành lập, tham gia thành lập Văn phòng công chứng mới:
a) Đang là viên chức của Phòng công chứng;
b) Đang là thành viên hợp danh của 01 Văn phòng công chứng;
c) Đang là Trưởng Văn phòng công chứng của Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân;
d) Chưa hết thời hạn 02 năm theo quy định tại khoản 6 Điều 27, khoản 5 Điều 31 và khoản 4 Điều 34 của Luật này.
3. Văn phòng công chứng thành lập tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách ưu đãi về thuế theo quy định của pháp luật về thuế và các chính sách ưu đãi khác theo quy định của Chính phủ.
4. Chính phủ quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục thành lập Văn phòng công chứng.
Như vậy, từ 1/7/2025, công chứng viên thuộc một trong các trường hợp sau đây không được thành lập, tham gia thành lập Văn phòng công chứng mới:
- Đang là viên chức của Phòng công chứng;
- Đang là thành viên hợp danh của 01 Văn phòng công chứng;
- Đang là Trưởng Văn phòng công chứng của Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân;
- Chưa hết thời hạn 02 năm theo quy định tại khoản 6 Điều 27, khoản 5 Điều 31 và khoản 4 Điều 34 Luật Công chứng 2024.
04 trường hợp công chứng viên không được thành lập văn phòng công chứng mới từ 1/7/2025? (Hình từ Internet)
Công chứng viên có những hình thức hành nghề nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 37 Luật Công chứng 2024 quy định về hình thức hành nghề của công chứng viên như sau:
Điều 37. Hình thức hành nghề của công chứng viên
1. Các hình thức hành nghề của công chứng viên bao gồm:
a) Công chứng viên là viên chức của Phòng công chứng;
b) Công chứng viên là thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo loại hình công ty hợp danh hoặc công chứng viên là Trưởng Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân;
c) Công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng lao động tại Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng.
2. Việc tuyển dụng, quản lý, sử dụng công chứng viên quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về viên chức.
Việc hành nghề của công chứng viên quy định tại điểm b khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về doanh nghiệp.
Việc ký và thực hiện hợp đồng lao động với công chứng viên quy định tại điểm c khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của Luật này, pháp luật về lao động và pháp luật về đơn vị sự nghiệp công lập.
Như vậy, các hình thức hành nghề của công chứng viên bao gồm:
- Công chứng viên là viên chức của Phòng công chứng;
- Công chứng viên là thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo loại hình công ty hợp danh hoặc công chứng viên là Trưởng Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân;
- Công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng lao động tại Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng.
Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên có phải là loại hình bảo hiểm bắt buộc không?
Căn cứ Điều 39 Luật Công chứng 2024 quy định bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên như sau:
Điều 39. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên
1. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên là loại hình bảo hiểm bắt buộc.
2. Tổ chức hành nghề công chứng có nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên hành nghề tại tổ chức mình. Việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên phải được duy trì trong suốt thời gian hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng.
Chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày mua bảo hiểm hoặc kể từ ngày thay đổi, gia hạn hợp đồng bảo hiểm, tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm thông báo và gửi bản sao hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng thay đổi, gia hạn hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên cho Sở Tư pháp.
3. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, quy tắc bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên.
Như vậy, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên là loại hình bảo hiểm bắt buộc theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Luật Công chứng 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Văn phòng công chứng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Loại hình tác phẩm không được bảo hộ quyền tác giả gồm những loại hình nào?
- Năm 2025 giá trị bao nhiêu thì phải xuất hóa đơn? Quy định về hóa đơn bán lẻ dưới 200k năm 2025?
- Danh mục hóa chất cấm mới nhất năm 2025?
- Bổ sung 04 dự án luật vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025?
- Năm 2025, công an xã được xử lý vi phạm giao thông trong trường hợp nào?