Lời chứng của công chứng viên đối với văn bản công chứng điện tử có giá trị pháp lý khi nào?
Lời chứng của công chứng viên đối với văn bản công chứng điện tử có giá trị pháp lý khi nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 48 Luật Công chứng 2024 quy đinh về lời chứng của công chứng viên như sau:
Điều 48. Lời chứng của công chứng viên
[...]
2. Lời chứng phải có chữ ký của công chứng viên và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng. Đối với văn bản công chứng điện tử thì lời chứng phải có chữ ký số của công chứng viên và chữ ký số của tổ chức hành nghề công chứng.
[...]
Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Luật Công chứng 2024 quy định về hiệu lực và giá trị pháp lý của văn bản công chứng như sau:
Điều 6. Hiệu lực và giá trị pháp lý của văn bản công chứng
1. Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ thời điểm được công chứng viên ký và tổ chức hành nghề công chứng đóng dấu vào văn bản; trường hợp là văn bản công chứng điện tử thì có hiệu lực theo quy định tại khoản 2 Điều 64 của Luật này.
[...]
Căn cứ tại khoản 2 Điều 64 Luật Công chứng 2024 quy định về văn bản công chứng điện tử như sau:
Điều 64. Văn bản công chứng điện tử
[...]
2. Văn bản công chứng điện tử có hiệu lực kể từ thời điểm được ký bằng chữ ký số của công chứng viên và chữ ký số của tổ chức hành nghề công chứng.
[...]
Như vậy, để lời chứng của công chứng viên đối với văn bản công chứng điện tử có giá trị pháp lý là phải có chữ ký số của công chứng viên và chữ ký số của tổ chức hành nghề công chứng.
Văn bản công chứng điện tử có hiệu lực kể từ thời điểm được ký bằng chữ ký số của công chứng viên và chữ ký số của tổ chức hành nghề công chứng.
Lời chứng của công chứng viên đối với văn bản công chứng điện tử có giá trị pháp lý khi nào? (Hình từ Internet)
Công chứng viên có những hình thức hành nghề nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 37 Luật Công chứng 2024 quy định về hình thức hành nghề của công chứng viên như sau:
Điều 37. Hình thức hành nghề của công chứng viên
1. Các hình thức hành nghề của công chứng viên bao gồm:
a) Công chứng viên là viên chức của Phòng công chứng;
b) Công chứng viên là thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo loại hình công ty hợp danh hoặc công chứng viên là Trưởng Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân;
c) Công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng lao động tại Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng.
[...]
Như vậy, các hình thức hành nghề của công chứng viên bao gồm:
- Công chứng viên là viên chức của Phòng công chứng;
- Công chứng viên là thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo loại hình công ty hợp danh hoặc công chứng viên là Trưởng Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân;
- Công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng lao động tại Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng.
Công chứng viên có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Căn cứ theo Điều 18 Luật Công chứng 2024 quy định về công chứng viên có quyền và nghĩa vụ như sau:
[1] Công chứng viên có các quyền sau đây:
- Được bảo đảm quyền hành nghề công chứng;
- Thành lập, tham gia thành lập Văn phòng công chứng, tham gia hợp danh vào Văn phòng công chứng hoặc làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề công chứng;
- Được công chứng giao dịch theo quy định của Luật Công chứng 2024 và quy định khác của pháp luật có liên quan; được chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản, chứng thực chữ ký người dịch theo quy định của pháp luật về chứng thực;
- Đề nghị cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, được khai thác, sử dụng thông tin từ các cơ sở dữ liệu theo quy định của pháp luật để thực hiện việc công chứng;
- Quyền khác theo quy định của Luật Công chứng 2024 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
[2] Công chứng viên có các nghĩa vụ sau đây:
- Tuân thủ các nguyên tắc hành nghề công chứng;
- Tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người yêu cầu công chứng;
- Hành nghề tại 01 tổ chức hành nghề công chứng; bảo đảm thời gian làm việc theo ngày, giờ làm việc của tổ chức hành nghề công chứng;
- Hướng dẫn người yêu cầu công chứng thực hiện đúng các quy định về thủ tục công chứng và quy định của pháp luật có liên quan; giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc công chứng;
- Từ chối công chứng trong trường hợp giao dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội và các trường hợp khác theo quy định của Luật Công chứng 2024; giải thích rõ lý do từ chối công chứng;
- Giữ bí mật về nội dung công chứng, trừ trường hợp được người yêu cầu công chứng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;
- Tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hằng năm;
- Gia nhập Hội công chứng viên tại địa phương nơi muốn hành nghề và duy trì tư cách hội viên trong suốt quá trình hành nghề công chứng tại địa phương đó;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người yêu cầu công chứng về văn bản công chứng mà mình thực hiện;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của Văn phòng công chứng mà mình là thành viên hợp danh hoặc chủ doanh nghiệp tư nhân;
- Nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Công chứng 2024 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Lưu ý: Luật Công chứng 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?