Có được ủy quyền bán nhà đất không? Đặt cọc mua bán nhà đất có quyền và nghĩa vụ gì?
Có được ủy quyền bán nhà đất không?
Tại khoản 1 Điều 138 Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định về đại diện theo ủy quyền như sau:
Điều 138. Đại diện theo ủy quyền
1. Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
2. Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.
3. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.
Tại Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về hợp đồng ủy quyền như sau:
Điều 562. Hợp đồng ủy quyền
Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Như vậy, khi người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở không tự mình bán nhà đất được thì có thể giao cho một người khác (người được ủy quyền) thực hiện các thủ tục mua bán nhà đất thay mặt mình.
Tóm lại thì việc ủy quyền bán nhà đất là hoàn toàn có thể thực hiện được.
Xem thêm: Hợp đồng mua bán đất bằng cách viết tay có hiệu lực pháp lý không?
Có được ủy quyền bán nhà đất không? Đặt cọc mua bán nhà đất có quyền và nghĩa vụ gì? (Hình từ Internet)
Việc công chứng hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất có phải là thủ tục bắt buộc không?
Tại Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về đặt cọc như sau:
Điều 328. Đặt cọc
1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Như vậy, hiện hành pháp luật không có quy định bắt buộc phải công chứng hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất. Việc có công chứng hay không hoàn toàn phụ thuộc vào thỏa thuận giữa hai bên.
Đặt cọc mua bán nhà đất có quyền và nghĩa vụ gì?
Tại Điều 38 Nghị định 21/2021/NĐ-CP có quy định đặt cọc mua bán nhà đất có quyền và nghĩa vụ như sau:
(1) Quyền và nghĩa vụ của bên đặt cọc:
- Yêu cầu bên nhận đặt cọc ngừng việc khai thác, sử dụng hoặc xác lập giao dịch dân sự đối với tài sản đặt cọc; thực hiện việc bảo quản, giữ gìn để tài sản đặt cọc không bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị;
- Trao đổi, thay thế tài sản đặt cọc hoặc đưa tài sản đặt cọc tham gia giao dịch dân sự khác trong trường hợp được bên nhận đặt cọc đồng ý;
- Thanh toán cho bên nhận đặt cọc chi phí hợp lý để bảo quản, giữ gìn tài sản đặt cọc.
- Thực hiện việc đăng ký quyền sở hữu tài sản hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật để bên nhận đặt cọc được sở hữu tài sản đặt cọc quy định tại điểm b khoản 2 Điều 38 Nghị định 21/2021/NĐ-CP;
- Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự 2015, luật khác liên quan quy định.
(2) Quyền và nghĩa vụ của bên nhận đặt cọc:
- Yêu cầu bên đặt cọc cược chấm dứt việc trao đổi, thay thế hoặc xác lập giao dịch dân sự khác đối với tài sản đặt cọc khi chưa có sự đồng ý của bên nhận đặt cọc;
- Sở hữu tài sản đặt cọc trong trường hợp bên đặt cọc vi phạm cam kết về giao kết, thực hiện hợp đồng;
- Bảo quản, giữ gìn tài sản đặt cọc;
- Không xác lập giao dịch dân sự, khai thác, sử dụng tài sản đặt cọc khi chưa có sự đồng ý của bên đặt cọc;
- Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự 2015, luật khác liên quan quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025, công an xã được xử lý vi phạm giao thông trong trường hợp nào?
- Đề thi cuối kì 1 Hóa 10 Chân trời sáng tạo có đáp án năm học 2024 - 2025?
- Thủ tục thăm nuôi người cai nghiện tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập như thế nào?
- Thời hạn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là bao lâu?
- Đề thi cuối kì 1 Toán 12 Kết nối tri thức có đáp án năm học 2024-2025?