4 cấp công đoàn trong Luật Công đoàn 2024 như thế nào?

4 cấp công đoàn trong Luật Công đoàn 2024 như thế nào? Mô hình tổ chức công đoàn được xây dựng như thế nào?

4 cấp công đoàn trong Luật Công đoàn 2024 như thế nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Luật Công đoàn 2024 quy định về hệ thống tổ chức của Công đoàn Việt Nam như sau:

Điều 8. Hệ thống tổ chức của Công đoàn Việt Nam
1. Công đoàn Việt Nam là tổ chức thống nhất bao gồm 4 cấp sau đây:
a) Cấp trung ương là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;
b) Công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương và tương đương bao gồm liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là liên đoàn lao động cấp tỉnh); công đoàn ngành trung ương; công đoàn tập đoàn kinh tế, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;
c) Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở bao gồm liên đoàn lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là liên đoàn lao động cấp huyện); công đoàn ngành địa phương; công đoàn tập đoàn kinh tế, công đoàn tổng công ty không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này; công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao; công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khác theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam;
d) Công đoàn cấp cơ sở bao gồm công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở.
[....]

Theo đó, 4 cấp công đoàn trong Luật Công đoàn 2024 như sau:

- Cấp trung ương là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;

- Công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương và tương đương bao gồm liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là liên đoàn lao động cấp tỉnh); công đoàn ngành trung ương; công đoàn tập đoàn kinh tế, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;

- Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở bao gồm liên đoàn lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là liên đoàn lao động cấp huyện); công đoàn ngành địa phương; công đoàn tập đoàn kinh tế, công đoàn tổng công ty không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này; công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao; công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khác theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam;

- Công đoàn cấp cơ sở bao gồm công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở.

4 cấp công đoàn trong Luật Công đoàn 2024 là gì? Mô hình tổ chức công đoàn được xây dựng như thế nào?

4 cấp công đoàn trong Luật Công đoàn 2024 là gì? Mô hình tổ chức công đoàn được xây dựng như thế nào? (Hình từ Internet)

Mô hình tổ chức công đoàn được xây dựng như thế nào?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 8 Luật Công đoàn 2024 quy định về hệ thống tổ chức của Công đoàn Việt Nam như sau:

Điều 8. Hệ thống tổ chức của Công đoàn Việt Nam
[...]
2. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quyết định thành lập và xác định cấp công đoàn đối với công đoàn đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt trên cơ sở quyết định của Quốc hội về thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
3. Mô hình tổ chức công đoàn được xây dựng theo hướng mở, linh hoạt, phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của đoàn viên công đoàn, người lao động, yêu cầu thực tiễn và quy định của pháp luật. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn việc thực hiện nội dung quy định tại khoản này.
4. Điều kiện, trình tự, thủ tục thành lập, giải thể và chấm dứt hoạt động của tổ chức Công đoàn thực hiện theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

Theo đó, mô hình tổ chức công đoàn được xây dựng theo hướng mở, linh hoạt, phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của đoàn viên công đoàn, người lao động, yêu cầu thực tiễn và quy định của pháp luật

Hành vi bị nào bị nghiêm cấm trong Công đoàn là gì?

Căn cứ theo Điều 10 Luật Công đoàn 2024, thì hành vi bị nghiêm cấm troing Công đoàn bao gồm:

[1] Cản trở, gây khó khăn trong việc thực hiện quyền công đoàn.

[2] Phân biệt đối xử đối với người lao động, cán bộ công đoàn vì lý do thành lập, gia nhập hoặc hoạt động công đoàn, bao gồm các hành vi sau đây:

- Yêu cầu tham gia, không tham gia hoặc ra khỏi Công đoàn Việt Nam để được tuyển dụng, giao kết hoặc gia hạn hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc;

- Sa thải, kỷ luật, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc; không tiếp tục giao kết hoặc gia hạn hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc; chuyển người lao động làm công việc khác;

- Phân biệt đối xử về tiền lương, thưởng, phúc lợi, thời giờ làm việc, các quyền và nghĩa vụ khác trong lao động;

- Kỳ thị, phân biệt đối xử về giới, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng và phân biệt đối xử khác trong lao động;

- Thông tin không đúng sự thật nhằm hạ thấp uy tín, danh dự của cán bộ công đoàn;

- Hứa hẹn, cung cấp lợi ích vật chất, lợi ích phi vật chất để người lao động, cán bộ công đoàn không tham gia hoạt động công đoàn, thôi làm cán bộ công đoàn hoặc có hành vi chống lại Công đoàn;

- Chi phối, cản trở, gây khó khăn liên quan đến công việc nhằm làm suy yếu hoạt động công đoàn;

- Hành vi khác theo quy định của pháp luật.

[3] Sử dụng biện pháp kinh tế, đe dọa tinh thần hoặc biện pháp khác gây bất lợi đối với tổ chức Công đoàn, can thiệp, thao túng quá trình thành lập, hoạt động của Công đoàn, làm suy yếu hoặc vô hiệu hóa việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền, trách nhiệm của Công đoàn.

[4] Không bảo đảm các điều kiện hoạt động công đoàn và cán bộ công đoàn theo quy định của pháp luật.

[5] Không đóng kinh phí công đoàn; chậm đóng kinh phí công đoàn; đóng kinh phí công đoàn không đúng mức quy định; đóng kinh phí công đoàn không đủ số người thuộc đối tượng phải đóng; quản lý, sử dụng kinh phí công đoàn không đúng quy định.

[6] Nhận viện trợ, tài trợ, tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật trái quy định của pháp luật.

[7] Lợi dụng quyền công đoàn để vi phạm pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân.

[8] Thông tin không đúng sự thật, kích động, xuyên tạc, phỉ báng về tổ chức và hoạt động công đoàn. Lưu ý, Luật Công đoàn 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025

Công đoàn
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Công đoàn
Hỏi đáp Pháp luật
Phản biện xã hội của Công đoàn được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Sẽ giảm phí công đoàn cho các doanh nghiệp gặp khó khăn từ 1/7/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Cán bộ công đoàn không chuyên trách bao gồm những ai? Việc đảm điều kiện hoạt động công đoàn được thể hiện như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghiệp đoàn cơ sở là gì? Việc phát triển đoàn viên công đoàn, công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở được thực hiện như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đoàn viên công đoàn là gì? 12 quyền của đoàn viên công đoàn Việt Nam từ 01/07/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn chi tiết cách hủy đơn hàng trên “Chợ Tết Công đoàn 2025” trực tuyến?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn cách mua hàng Chợ Tết Công đoàn 2025 trực tuyến chi tiết? Đăng nhập Link chotet congdoan vn nhanh qua máy tính, điện thoại?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về quyền phản biện xã hội của Công đoàn từ 1/7/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ gia nhập Công đoàn Việt Nam của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp từ 01/07/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
08 hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động Công đoàn từ 01/7/2025?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Công đoàn
Nguyễn Tuấn Kiệt
126 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Công đoàn

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Công đoàn

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tài chính Công đoàn: Các văn bản liên quan cần biết
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào