Tên gọi Việt Nam Giải phóng quân được công bố ở Hội nghị nào?
Tên gọi Việt Nam Giải phóng quân được công bố ở Hội nghị nào?
Căn cứ theo Tiểu mục 1 Mục 1 Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) ban hành kèm theo Hướng dẫn 160-HD/BTGTW năm 2024 quy định như sau:
I. QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM - 80 NĂM XÂY DỰNG, CHIẾN ĐẤU, CHIẾN THẮNG VÀ TRƯỞNG THÀNH
1. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ra đời, đánh thắng hai trận đầu, cùng Nhân dân tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền (1944 - 1945)
[...]
Ngay sau ngày thành lập, 17 giờ ngày 25/12/1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã mưu trí, táo bạo, bất ngờ đột nhập vào đồn Phai Khắt và 07 giờ sáng hôm sau (26/12) lại đột nhập đồn Nà Ngần (đều đóng tại châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), tiêu diệt hai tên đồn trưởng, bắt sống toàn bộ binh lính địch, thu vũ khí, quân trang, quân dụng. Chiến thắng Phai Khắt, Nà Ngần mở đầu cho truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Tháng 4/1945, Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ của Đảng đã quyết định hợp nhất các tổ chức vũ trang cách mạng trên cả nước thành Việt Nam giải phóng quân. Trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Việt Nam giải phóng quân đã cùng lực lượng vũ trang các địa phương và Nhân dân tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên toàn quốc. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Việt Nam giải phóng quân được đổi tên thành Vệ quốc đoàn, rồi Quân đội quốc gia Việt Nam (1946), từ năm 1950 được gọi là Quân đội nhân dân Việt Nam.
Như vậy, tên gọi Việt Nam Giải phóng quân được công bố ở Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ của Đảng
Tên gọi Việt Nam Giải phóng quân được công bố ở Hội nghị nào? (Hình từ Internet)
Tổ chức Lễ dâng hương, dâng hoa kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam ở đâu?
Căn cứ theo Tiểu mục 1 Mục 3 Hướng dẫn 160-HD/BTGTW năm 2024 quy định như sau:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG KỶ NIỆM
1. Tổ chức Lễ dâng hương, dâng hoa
1.1. Tại Hà Nội
Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; lãnh đạo Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng; đại biểu một số ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, dâng hoa tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn, thành phố Hà Nội.
- Thời gian: Sáng ngày 22/12/2024.
- Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng và các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện.
1.2. Tại Khu di tích quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo, tỉnh Cao Bằng
- Thời gian: Sáng ngày 21/12/2024
- Tỉnh Cao Bằng chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng tổ chức.
Đối chiếu với quy định trên, dịp kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ tổ chức Lễ dâng hương, dâng hoa tại 02 địa điểm dưới đây:
- Tại Hà Nội: Sáng ngày 22/12/2024.
Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; lãnh đạo Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng; đại biểu một số ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, dâng hoa tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn, thành phố Hà Nội.
- Tại Khu di tích quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo, tỉnh Cao Bằng: Sáng ngày 21/12/2024
Khu vực phòng thủ Thủ đô Hà Nội thực hiện nhiệm vụ gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 9 Luật Quốc phòng 2018 quy định như sau:
Điều 9. Khu vực phòng thủ
[...]
3. Khu vực phòng thủ Thủ đô Hà Nội là bộ phận hợp thành phòng thủ đất nước, thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 2 Điều này và xây dựng cơ quan, đơn vị Bộ đội chủ lực của Bộ Tư lệnh Thủ đô vững mạnh toàn diện, có sức chiến đấu cao.
[...]
Như vậy, khu vực phòng thủ Thủ đô Hà Nội thực hiện các nhiệm vụ dưới đây:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch khu vực phòng thủ.
- Xây dựng tiềm lực về chính trị, tinh thần, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học và công nghệ, quân sự, an ninh, đối ngoại; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân.
- Xây dựng lực lượng vũ trang địa phương vững mạnh toàn diện, có sức chiến đấu cao, làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự, an ninh.
- Nắm chắc tình hình, thực hiện các biện pháp ngăn ngừa, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của thế lực thù địch, bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội; chiến đấu bảo vệ địa phương, tạo thế và lực cho Bộ đội chủ lực hoạt động tác chiến trên địa bàn; sẵn sàng chi viện sức người, sức của cho địa phương khác.
- Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan, đơn vị trên địa bàn; phối hợp các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương liên quan thực hiện phòng thủ dân sự và các biện pháp về chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng.
- Chuẩn bị mọi mặt, thực hiện lệnh, quyết định, biện pháp trong giới nghiêm, thiết quân luật, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng chiến tranh, động viên cục bộ, tổng động viên, đáp ứng yêu cầu chiến đấu và phục vụ chiến đấu lâu dài của địa phương; sẵn sàng vũ trang toàn dân bảo vệ Tổ quốc.
- Thực hiện chính sách hậu phương quân đội, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng.
- Thực hiện nhiệm vụ khác do cấp có thẩm quyền giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?