Từ 1/1/2025, xe biển 3 số 4 số có còn được tham gia giao thông không?
Từ 1/1/2025, xe biển 3 số 4 số có còn được tham gia giao thông không?
Căn cứ khoản 3 Điều 39 Thông tư 79/2024/TT-BCA về điều khoản chuyển tiếp như sau:
Điều 39. Điều khoản chuyển tiếp
1. Đối với xe đã đăng ký biển 5 số trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành mà chưa làm thủ tục thu hồi thì số biển số đó được xác định là biển số định danh của chủ xe, trừ biển số xe có ký hiệu “MK”, “TĐ”, “LD”, “DA”, “MĐ”, “R”, “CT”, “LB”, “CD”.
2. Đối với xe đã đăng ký biển 5 số, nếu chủ xe đã làm thủ tục thu hồi trước ngày 15 tháng 8 năm 2023 thì số biển số đó được chuyển vào kho biển số để cấp biển số theo quy định.
3. Đối với xe đã đăng ký biển 5 số có ký hiệu “MK”, “TĐ”, “LD”, “DA”, “MĐ”, “R”, “CT”, “LB”, “CD” đã đăng ký trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành hoặc biển 3 số, biển 4 số thì tiếp tục được phép tham gia giao thông. Trường hợp chủ xe có nhu cầu hoặc khi chủ xe thực hiện thủ tục đổi, cấp lại chứng nhận đăng ký xe, biển số xe hoặc đăng ký sang tên xe thì đổi sang biển số theo quy định của Thông tư này.
[.....]
Như vậy, từ 01/01/2025 xe biển 3 số, 4 số vẫn tiếp tục được phép tham gia giao thông.
Trường hợp chủ xe có nhu cầu hoặc khi chủ xe thực hiện thủ tục đổi, cấp lại chứng nhận đăng ký xe, biển số xe hoặc đăng ký sang tên xe thì đổi sang biển số theo quy định của Thông tư 79/2024/TT-BCA
Từ 1/1/2025, xe biển 3 số 4 số có còn được tham gia giao thông không? (Hình từ Internet)
Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của ai?
Tại khoản 3 Điều 3 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 (có hiệu lực từ 1/1/2025) quy định như sau:
Điều 3. Nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ
1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Bảo đảm giao thông đường bộ được trật tự, an toàn, thông suốt, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường; phòng ngừa vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, tai nạn giao thông đường bộ và ùn tắc giao thông; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân và tài sản của cơ quan, tổ chức.
3. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
4. Người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và quy định khác của pháp luật có liên quan, có trách nhiệm giữ an toàn cho mình và cho người khác.
5. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
6. Hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải công khai, minh bạch và thuận lợi cho người dân.
7. Công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Như vậy, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ từ 1/1/2025 như thế nào?
Tại Điều 5 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 (có hiệu lực từ 1/1/2025) quy định việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ như sau:
- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ được thực hiện thường xuyên, rộng rãi, phù hợp với các tầng lớp Nhân dân, người nước ngoài trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Cơ quan quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
- Cơ quan thông tin, truyền thông có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ trên các phương tiện thông tin, truyền thông đại chúng.
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm phối hợp với cơ quan hữu quan và chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
- Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, có hình thức tuyên truyền, phổ biến phù hợp với từng đối tượng.
- Đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ cho đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý.
- Thành viên trong gia đình có trách nhiệm tuyên truyền, nhắc nhở thành viên khác chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, sử dụng dây đai an toàn, ghế dành cho trẻ em hoặc có người lớn ngồi cùng trẻ em phía sau khi chở trẻ em dưới 06 tuổi bằng xe gắn máy, xe mô tô.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giao thông đường bộ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?