Bài viết về ngày 22 12 ngắn gọn năm 2024 dành cho học sinh?
Bài viết về ngày 22 12 ngắn gọn năm 2024 dành cho học sinh?
Căn cứ tại Điều 25 Luật Quốc phòng 2018 quy định về Quân đội nhân dân như sau:
Điều 25. Quân đội nhân dân
1. Quân đội nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, bao gồm lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên. Lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân có Bộ đội chủ lực và Bộ đội địa phương.
Ngày 22 tháng 12 hằng năm là Ngày truyền thống của Quân đội nhân dân, ngày hội quốc phòng toàn dân.
Theo đó, ngày 22 tháng 12 hăng năm chính là ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và cũng là ngày hội quốc phòng toàn dân. Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 2024 sẽ rơi vào Chủ nhật của tuần. Dưới đây là bài viết về ngày 22 12 ngắn gọn năm 2024 dành cho học sinh tham khảo sử dụng trong ngày lễ này.
Bài viết về ngày 22 12 ngắn gọn - Mẫu số 1
Ngày 22 tháng 12 hàng năm, cả nước Việt Nam lại hướng về một ngày lễ đặc biệt - Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Đây là ngày kỉ niệm một dấu mốc quan trọng trong lịch sử dân tộc, đánh dấu sự ra đời của một lực lượng vũ trang nhân dân anh hùng, luôn đồng hành cùng dân tộc trên con đường đấu tranh giành độc lập, tự do. Tháng 12/1944, lãnh tụ Hồ Chí Minh ra Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. Chỉ thị nhấn mạnh: “Tên Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân nghĩa là chính trị quan trọng hơn quân sự. Nó là đội tuyên truyền..., đồng thời nó là khởi điểm của giải phóng quân, nó có thể đi suốt từ Nam chí Bắc...”. Ngày 22/12/1944, tại khu rừng giữa tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là xóm Nà Sang, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập gồm 34 chiến sĩ, biên chế thành 3 tiểu đội, do đồng chí Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ huy. Đây là đơn vị chủ lực đầu tiên của lực lượng vũ trang cách mạng và là tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam. Ngày 22/12/1944, dưới lá cờ đỏ sao vàng năm cánh, 34 cán bộ, chiến sĩ Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã long trọng tuyên đọc Mười lời thề danh dự. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân do đồng chí Hoàng Sâm được cử làm Đội trưởng, đồng chí Xích Thắng (Dương Mạc Thạch) làm Chính trị viên. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân có chi bộ Đảng lãnh đạo. Chỉ có 34 người, với 34 khẩu súng các loại nhưng đó là những chiến sĩ kiên quyết, dũng cảm trong các đội du kích Cao - Bắc - Lạng, Cứu quốc quân,... là con em các tầng lớp nhân dân bị áp bức, họ có lòng yêu nước, chí căm thù địch rất cao, đã siết chặt họ thành một khối vững chắc, không kẻ thù nào phá vỡ nổi. Sau lễ thành lập, đội tổ chức một bữa cơm nhạt không rau, không muối để nêu cao tinh thần gian khổ của các chiến sĩ cách mạng, đội tổ chức “đêm du kích” liên hoan với đồng bào địa phương để thắt chặt tình đoàn kết quân dân. Qua đó, chúng ta thấy rằng, Quân đội nhân dân Việt Nam đã trải qua những cuộc chiến tranh khốc liệt, gian khổ, lập nên những chiến công hiển hách, làm rạng danh dân tộc. Những chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, những chiến thắng vang dội trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã đi vào lịch sử dân tộc như những trang vàng chói lọi. Nhìn lại, ngày gày 22/12 không chỉ là một ngày để chúng ta ôn lại lịch sử, mà còn là dịp để chúng ta bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với những thế hệ cha anh đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Đồng thời, đây cũng là dịp để giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống yêu nước, ý thức trách nhiệm với cộng đồng. |
Bài viết về ngày 22 12 ngắn gọn - Mẫu số 2
Từ lâu, khi nhắc đến Việt Nam, người ta nghĩ ngay đến một dân tộc anh hùng, kiên cường, bất khuất. Lịch sử dân tộc ta là một chuỗi dài những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, mỗi cuộc kháng chiến đều là những trang sử hào hùng ghi dấu ấn những tấm gương hy sinh anh dũng của cha ông ta. Tinh thần yêu nước ấy đã được thể hiện rõ nét qua những câu nói, những bài hát, những câu thơ bất hủ: "Dẫu trời sập cũng không lùi", "Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh"... Nhờ có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự hy sinh anh dũng của quân và dân, Quân đội nhân dân Việt Nam đã trở thành một lực lượng vũ trang nhân dân mẫu mực, là niềm tự hào của dân tộc. Họ đã chiến đấu kiên cường, bất khuất, đánh bại những kẻ thù xâm lược hùng mạnh, góp phần làm nên những trang sử vàng chói lọi cho dân tộc. Những chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, những chiến thắng vang dội trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã đi vào lịch sử dân tộc như những trang vàng chói lọi. Để đổi lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc, biết bao người con ưu tú của dân tộc đã không tiếc máu xương, đã ngã xuống trên những chiến trường ác liệt. Hình ảnh những người lính trẻ tuổi xông pha vào lửa đạn, những người mẹ tảo tần tiễn con lên đường nhập ngũ, những người dân gồng mình chống giặc... mãi mãi khắc sâu trong tâm trí mỗi người dân Việt Nam. Họ đã trở thành những ngôi sao sáng mãi mãi chiếu rọi quê hương. Ngày nay, chúng ta đang sống trong hòa bình, nhưng truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết của dân tộc vẫn luôn được gìn giữ và phát huy. Chúng ta có trách nhiệm xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, văn minh, xứng đáng với những hy sinh của thế hệ đi trước. |
Bài viết về ngày 22 12 ngắn gọn năm 2024 dành cho học sinh? (Hình từ Internet)
Tổ chức kỷ niệm ngày 22 12 - ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam vào năm tròn như thế nào?
Theo quy định Điều 12 Thông tư 199/2016/TT-BQP, việc tổ chức kỷ niệm ngày 22 12 - ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam vào năm tròn được thực hiện như sau:
- Các đơn vị tổ chức cho bộ đội theo dõi chương trình Đài Truyền hình Việt Nam hoặc Đài Tiếng nói Việt Nam phát trực tiếp Lễ kỷ niệm cấp quốc gia;
- Tổng cục Chính trị và các cơ quan chức năng tham mưu, giúp Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, địa phương có liên quan tổ chức các hoạt động kỷ niệm cấp quốc gia;
- Các đơn vị xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động kỷ niệm; tăng cường các hoạt động tuyên truyền, giáo dục truyền thống, cổ động trực quan, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, hội thi, hội thao, giao lưu, tọa đàm; đẩy mạnh các hoạt động thi đua, lập thành tích chào mừng kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Ngày hội Quốc phòng toàn dân; tổ chức các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa;
- Các cơ quan thông tấn, báo chí trong Quân đội mở các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền sâu rộng về lịch sử, truyền thống, chức năng, nhiệm vụ, chiến công, thành tích của Quân đội nhân dân Việt Nam, thành tựu xây dựng nền quốc phòng toàn dân; đưa tin về các hoạt động kỷ niệm;
- Các đơn vị văn hóa, nghệ thuật xây dựng và biểu diễn các chương trình nghệ thuật đặc biệt, tổ chức trưng bày triển lãm, chiếu phim phục vụ bộ đội và nhân dân.
Đề án tổ chức các hoạt động kỷ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam vào năm tròn do cơ quan nào xây dựng?
Căn cứ theo Điều 13 Thông tư 199/2016/TT-BQP quy định về xây dựng và phê duyệt kế hoạch, đề án tổ chức các hoạt động kỷ niệm năm lẻ 5, năm tròn Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Ngày hội Quốc phòng toàn dân như sau:
Điều 13. Xây dựng và phê duyệt kế hoạch, đề án tổ chức các hoạt động kỷ niệm năm lẻ 5, năm tròn Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Ngày hội Quốc phòng toàn dân
[...]
2. Năm tròn:
a) Tổng cục Chính trị chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng xây dựng đề án tổ chức các hoạt động kỷ niệm; gửi xin ý kiến các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, địa phương có liên quan; tổng hợp, hoàn chỉnh dự thảo đề án; báo cáo Thường vụ Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
b) Tổng cục Chính trị chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng xây dựng kế hoạch thực hiện đề án tổ chức các hoạt động kỷ niệm trong Quân đội, trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định;
c) Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng căn cứ đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và kế hoạch của Bộ Quốc phòng, xây dựng kế hoạch, hướng dẫn, tổ chức thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ.
3. Thời gian xây dựng và trình phê duyệt đề án, kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm trước ngày kỷ niệm ít nhất 01 năm.
Như vậy, đề án tổ chức các hoạt động kỷ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam vào năm tròn do Tổng cục Chính trị chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng xây dựng và gửi xin ý kiến các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, địa phương có liên quan; tổng hợp, hoàn chỉnh dự thảo đề án; báo cáo Thường vụ Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Tín hiệu bằng tay khi qua đường là gì? Không vẫy tay khi sang đường có bị phạt không?
- Tải Mẫu 41/UQ-ĐKT Mẫu Giấy uỷ quyền đăng ký thuế từ ngày 06/2/2025?
- Cách gói bánh tét dịp tết Nguyên đán? Người lao động chính thức nghỉ tết Nguyên đán 2025 vào mùng mấy?
- Phải thực hiện gia hạn lưu hành thuốc cổ truyền trước khi giấy đăng ký lưu hành hết hiệu lực từ năm 2025?