Cán bộ công chức có thái độ hách dịch khi làm việc với công dân bị xử lý thế nào?

Cán bộ công chức có thái độ hách dịch khi làm việc với công dân bị xử lý thế nào? Văn hóa giao tiếp của cán bộ công chức với nhân dân như thế nào?

Văn hóa giao tiếp của cán bộ công chức với nhân dân như thế nào?

Căn cứ Điều 17 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định văn hóa giao tiếp của cán bộ công chức với nhân dân như sau:

- Cán bộ, công chức phải gần gũi với nhân dân; có tác phong, thái độ lịch sự, nghiêm túc, khiêm tốn; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc.

- Cán bộ, công chức không được hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân khi thi hành công vụ.

Cán bộ công chức có thái độ hách dịch khi làm việc với công dân bị xử lý thế nào?

Cán bộ công chức có thái độ hách dịch khi làm việc với công dân bị xử lý thế nào? (Hình từ Internet)

Cán bộ công chức có thái độ hách dịch khi làm việc với công dân bị xử lý thế nào?

Căn cứ Điều 8 Nghị định 112/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP quy định áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với cán bộ, công chức:

Điều 8. Áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với cán bộ, công chức
Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với cán bộ, công chức có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định này, thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Vi phạm quy định về đạo đức, văn hóa giao tiếp của cán bộ, công chức; quy định của pháp luật về thực hiện chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, công chức; kỷ luật lao động; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
2. Lợi dụng vị trí công tác nhằm mục đích vụ lợi; có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong thi hành công vụ; xác nhận hoặc cấp giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện;
[...]

Theo quy định trên, cán bộ công chức có thái độ hách dịch khi làm việc với công dân mà vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng thì bị kỷ luật khiển trách.

Trường hợp cán bộ công chức đã bị kỷ luật khiển trách mà tái phạm thì bị kỷ luật cảnh cáo. (Quy định tại Điều 9 Nghị định 112/2020/NĐ-CP)

Trường hợp công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đã bị kỷ luật cảnh cáo mà còn vi phạm hoặc vi phạm lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng thì bị kỷ luật hạ bậc lương (Quy định tại Điều 10 Nghị định 112/2020/NĐ-CP)

Trường hợp công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đã bị kỷ luật cảnh cáo mà còn vi phạm hoặc vi phạm lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng thì bị kỷ luật giáng chức. (Quy định tại Điều 11 Nghị định 112/2020/NĐ-CP)

Trường hợp công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức giáng chức mà tái phạm hoặc cán bộ đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị kỷ luật cách chức. (Quy định tại Điều 12 Nghị định 112/2020/NĐ-CP)

Trường hợp công chức đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc hạ bậc lương đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị kỷ luật buộc thôi việc. (Quy định tại Điều 13 Nghị định 112/2020/NĐ-CP)

Mức độ của hành vi vi phạm được xác định thế nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 6 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định mức độ của hành vi vi phạm được xác định như sau:

[1] Vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ tác hại không lớn, tác động trong phạm vi nội bộ, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.

[2] Vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại lớn, tác động ngoài phạm vi nội bộ, gây dư luận xấu trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.

[3] Vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại rất lớn, phạm vi tác động đến toàn xã hội, gây dư luận rất bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.

[4] Vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại đặc biệt lớn, phạm vi tác động sâu rộng đến toàn xã hội, gây dư luận đặc biệt bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.

Cơ quan nhà nước
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Cơ quan nhà nước
Hỏi đáp Pháp luật
Sau khi sắp xếp các cơ quan chuyên môn, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có không quá 15 sở thuộc UBND?
Hỏi đáp Pháp luật
Cán bộ công chức có thái độ hách dịch khi làm việc với công dân bị xử lý thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
VTV có phải là cơ quan của nhà nước không? Đài Truyền hình Việt Nam có các đơn vị trực thuộc nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 02/7/2024, người làm công tác pháp chế trong cơ quan nhà nước được hỗ trợ tối đa 60.000 đồng?
Hỏi đáp Pháp luật
Sửa đổi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế trong cơ quan nhà nước từ ngày 02/7/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảo vệ và tạp vụ trong cơ quan nhà nước có xét tặng danh hiệu lao động tiên tiến?
Hỏi đáp pháp luật
Tài khoản thanh toán vốn từ nguồn thu của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập cho dự án đầu tư công được mở như nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Cơ quan nhà nước
Phan Vũ Hiền Mai
51 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào