Danh nhân là gì? Danh nhân Việt Nam có bao nhiêu cá nhân được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới?
- Danh nhân là gì? Danh nhân Việt Nam có bao nhiêu cá nhân được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới?
- Đồng chí nào có trách nhiệm chỉ đạo việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong toàn Đảng và xã hội?
- Kinh phí thực hiện nhiệm vụ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được bố trí từ đâu?
Danh nhân là gì? Danh nhân Việt Nam có bao nhiêu cá nhân được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới?
Tham khảo Danh nhân là gì? Danh nhân Việt Nam có bao nhiêu cá nhân được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới? dưới đây:
Danh nhân là người nổi tiếng, kiệt xuất, có cống hiến nổi bật, có nhân cách, tài năng và có ảnh hưởng lớn đến cộng đồng, được xã hội ghi nhận và đánh giá cao.
Danh nhân văn hóa thế giới là những danh nhân văn hóa có tiếng tăm trên thế giới, những nhân vật có đóng góp xuất sắc không chỉ cho sự phát triển văn hóa của dân tộc mà còn cho sự phát triển văn hóa chung của nhân loại, là đại diện, biểu trưng cho một nền văn hóa thế giới đa bản sắc, vừa thấm đẫm văn hóa dân tộc, vừa thắm đượm tinh hoa văn hóa nhân loại.
Vai trò của danh nhân với lịch sử dân tộc:
+ Khởi xướng, tập hợp, lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa, kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ và giành lại độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.
+ Đứng đầu các vương triều, chính quyền; đề ra đường lối, chính sách, lãnh đạo nhân dân xây dựng đất nước.
+ Có nhiều đóng góp về văn hoá, giáo dục, tạo ra những phát minh, sáng chế, sáng lập các trường phái tư tưởng,... góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa và khoa học, kĩ thuật nước nhà.
Hiện nay, có 07 Danh nhân Việt Nam được tổ chức UNESCO vinh danh gồm:
- Nguyễn Trãi (1380 - 1442): Được UNESCO vinh danh là Danh nhân văn hóa thế giới vào năm 1980.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 - 1969): Được UNESCO vinh danh là Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất vào năm 1990.
- Nguyễn Du (1765 - 1820): Được UNESCO vinh danh là Danh nhân văn hóa thế giới vào năm 2015.
- Chu Văn An (1292 - 1370): Được UNESCO vinh danh là Nhà giáo vào năm 2019.
- Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888): Được UNESCO vinh danh là Nhà thơ, Nhà văn hóa lớn vào năm 2021.
- Nữ sĩ Hồ Xuân Hương (1772 - 1822): Được UNESCO vinh danh là Danh nhân văn hóa mang tầm vóc nhân loại vào năm 2021.
- Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1772 - 1822): Được UNESCO vinh danh là Danh y vào năm 2023.
Trên đây là thông tin về Danh nhân là gì? Danh nhân Việt Nam có bao nhiêu cá nhân được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới?
Danh nhân là gì? Danh nhân Việt Nam có bao nhiêu cá nhân được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới? (Hình từ Internet)
Đồng chí nào có trách nhiệm chỉ đạo việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong toàn Đảng và xã hội?
Căn cứ theo Mục 6 Chỉ thị 05-CT/TW năm 2016 quy định về tổ chức thực hiện về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách hồ chí minh như sau:
6- Về tổ chức thực hiện
Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh do cấp ủy các cấp, trực tiếp là ban thường vụ cấp ủy, đồng chí bí thư cấp ủy chỉ đạo.
Ban Bí thư Trung ương Đảng, đồng chí Tổng Bí thư chỉ đạo việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong toàn Đảng và xã hội.
Căn cứ Chỉ thị của Bộ Chính trị, các tỉnh ủy, thành ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức và hướng dẫn việc thường xuyên học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ở địa phương, ngành, tổ chức, cơ quan, đơn vị mình.
Ban Tuyên giáo Trung ương là cơ quan giúp việc Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng chỉ đạo tổ chức thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị; ban tuyên giáo cấp ủy và cơ quan tuyên giáo các ngành, đoàn thể là cơ quan giúp việc cấp ủy và lãnh đạo các ngành, đoàn thể cùng cấp chỉ đạo tổ chức thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị.
[...]
Theo quy định trên, đồng chí Tổng Bí thư có trách nhiệm chỉ đạo việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong toàn Đảng và xã hội.
Kinh phí thực hiện nhiệm vụ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được bố trí từ đâu?
Căn cứ Điều 2 Thông tư 97/2018/TT-BTC quy định về nguồn kinh phí thực hiện như sau:
Điều 2. Nguồn kinh phí thực hiện
Kinh phí thực hiện nhiệm vụ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được bố trí từ dự toán ngân sách hằng năm của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, kinh phí thực hiện nhiệm vụ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được bố trí từ dự toán ngân sách hằng năm của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?