Chính phủ Liên Xô đặt quan hệ ngoại giao với Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào thời gian nào?

Chính phủ Liên Xô đặt quan hệ ngoại giao với Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào thời gian nào? Cơ quan nào đại diện cho Nhà nước trong quan hệ ngoại giao với các nước?

Chính phủ Liên Xô đặt quan hệ ngoại giao với Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào thời gian nào?

Ngày 30/01/1950, Liên Xô trở thành một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới công nhận và chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, thể hiện sự đoàn kết mạnh mẽ của Liên Xô đối với sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân Việt Nam.

Tình cảm đặc biệt giữa Chính phủ Liên Xô và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã được đặt nền móng trước đó gần ba thập kỷ, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tiên đặt chân đến nước Nga Xô Viết, tìm ra con đường giải phóng Việt Nam khỏi ách thực dân phong kiến.

Từ đó, nhân dân Việt Nam và Nga, tuy xa cách về địa lý, nhưng thật gần gũi về tâm hồn và lòng yêu nước nồng nàn, đã luôn đồng hành, cùng nhau vượt qua vô vàn khó khăn và thử thách, hun đúc nên tình hữu nghị truyền thống đặc biệt giữa hai dân tộc ngày hôm nay.

Như vậy, Chính phủ Liên Xô đặt quan hệ ngoại giao với Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào năm 1950.

Chính phủ Liên Xô đặt quan hệ ngoại giao với Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào thời gian nào?

Chính phủ Liên Xô đặt quan hệ ngoại giao với Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào thời gian nào? (Hình từ Internet)

Cơ quan nào đại diện cho Nhà nước trong quan hệ ngoại giao với các nước?

Căn cứ khoản 10 Điều 2 Nghị định 81/2022/NĐ-CP quy định nhiệm vụ và quyền hạn:

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn
[...]
10. Về đại diện trong hoạt động đối ngoại nhà nước:
a) Đại diện cho Nhà nước trong quan hệ ngoại giao với các nước, các tổ chức quốc tế liên chính phủ; tiến hành các hoạt động đối ngoại của Nhà nước theo quy định của pháp luật;
b) Trình Chính phủ việc thiết lập, thay đổi mức độ hoặc đình chỉ quan hệ ngoại giao, lãnh sự với các nước, các tổ chức quốc tế liên chính phủ; việc thành lập, tạm đình chỉ hoặc chấm dứt hoạt động của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài theo quy định của pháp luật;
c) Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm đại sứ đặc mệnh toàn quyền; kiến nghị Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước quyết định cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền, đại diện của Chủ tịch nước tại các tổ chức quốc tế;
d) Bổ nhiệm, triệu hồi đại diện thường trực của Việt Nam tại các tổ chức quốc tế, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này; người đứng đầu cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm lãnh sự danh dự Việt Nam ở nước ngoài.
[...]

Theo quy định trên, Bộ Ngoại giao là cơ quan đại diện cho Nhà nước trong quan hệ ngoại giao với các nước, các tổ chức quốc tế liên chính phủ; tiến hành các hoạt động đối ngoại của Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Cơ cấu tổ chức Bộ ngoại giao?

Căn cứ Điều 3 Nghị định 81/2022/NĐ-CP quy định cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao như sau:

[1] Các tổ chức giúp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thực hiện chức năng quản lý nhà nước

- Vụ Châu Âu.

- Vụ Châu Mỹ.

- Vụ Đông Bắc Á.

- Vụ Đông Nam Á - Nam Á - Nam Thái Bình Dương.

- Vụ Trung Đông - Châu Phi.

- Vụ Chính sách đối ngoại.

- Vụ Tổng hợp kinh tế.

- Vụ ASEAN.

- Vụ các Tổ chức quốc tế.

- Vụ Hợp tác kinh tế đa phương.

- Vụ Ngoại giao văn hóa và UNESCO.

- Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế.

- Vụ Biên Phiên dịch đối ngoại.

- Vụ Thông tin Báo chí.

- Vụ Tổ chức cán bộ.

- Văn phòng Bộ.

- Thanh tra Bộ.

- Cục Cơ yếu - Công nghệ thông tin.

- Cục Lãnh sự.

- Cục Lễ tân Nhà nước.

- Cục Ngoại vụ.

- Cục Quản trị Tài vụ.

- Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh.

- Ủy ban Biên giới quốc gia.

- Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài.

Lưu ý: Vụ Châu Âu được tổ chức 05 phòng; các Vụ: Tổ chức cán bộ, Luật pháp và Điều ước quốc tế được tổ chức 04 phòng; các Vụ: Châu Mỹ, Đông Bắc Á, Đông Nam Á - Nam Á - Nam Thái Bình Dương, Trung Đông - Châu Phi được tổ chức 03 phòng.

[2] Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Ngoại giao

- Học viện Ngoại giao.

- Báo Thế giới và Việt Nam.

[3] Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài được Chính phủ thành lập và do Bộ Ngoại giao trực tiếp quản lý: Các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

Tìm hiểu Pháp luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tìm hiểu Pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?
Hỏi đáp Pháp luật
Xem lịch âm 2025 - Lịch âm hôm nay ngày mai - Chi tiết, đầy đủ cho cả năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Link Bình chọn WeChoice Awards 2024 https wechoice vn? Hạn WeChoice Awards 2024 Vote đến ngày mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Countdown Huế 2025 tổ chức ở đâu? Vào ngày nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Giao thừa 2025 là thứ mấy? Lịch phát sóng Táo quân 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp nhạc Giáng Sinh Tiếng Anh hay nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tháng 12 có mấy ngày 2024? Lịch tháng 12 2024 chi tiết?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài phát biểu của lãnh đạo trong buổi tiệc Year End Party? Trong thời gian nghỉ tết, người lao động có được hưởng lương hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 29 tháng 12 là ngày gì? Ngày 29 tháng 12 năm 2024 bao nhiêu âm?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tìm hiểu Pháp luật
Phan Vũ Hiền Mai
9 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tìm hiểu Pháp luật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tìm hiểu Pháp luật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào