Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ bị tai nạn có được từ chối xét nghiệm nồng độ cồn trong máu?
Người bệnh có được quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh hay không?
Căn cứ Điều 13 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định về quyền được từ chối khám bệnh, chữa bệnh và rời khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì người bệnh được quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh nhưng phải cam kết tự chịu trách nhiệm bằng văn bản về việc từ chối của mình sau khi đã được người hành nghề tư vấn, trừ trường hợp bắt buộc chữa bệnh quy định tại khoản 1 Điều 82 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023.
Trường hợp bắt buộc chữa bệnh quy định tại khoản 1 Điều 82 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2023 cụ thể bao gồm:
- Người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm;
- Người mắc bệnh trầm cảm có ý tưởng, hành vi tự sát; người mắc bệnh tâm thần ở trạng thái kích động có khả năng gây nguy hại cho bản thân hoặc có hành vi gây nguy hại cho người khác hoặc phá hoại tài sản;
- Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, nếu rơi vào các trường hợp được nêu trên thì người bệnh sẽ không được thực hiện quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh của mình.
Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ bị tai nạn có được từ chối xét nghiệm nồng độ cồn trong máu? (Hình từ Internet)
Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ bị tai nạn có được áp dụng quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh để từ chối xét nghiệm nồng độ cồn trong máu?
Căn cứ Điều 3 Thông tư liên tịch 26/2014/TTLT-BYT-BCA quy định về những trường hợp xét nghiệm nồng độ cồn trong máu thì:
Điều 3. Những trường hợp xét nghiệm nồng độ cồn trong máu
1. Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gây tai nạn hoặc bị tai nạn giao thông được sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân (sau đây viết tắt là cán bộ Công an) đang làm nhiệm vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn trong máu.
2. Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có liên quan đến vụ tai nạn giao thông được cán bộ Công an đang làm nhiệm vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn trong máu.
3. Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có dấu hiệu sử dụng chất có cồn được cán bộ Công an đang làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn trong máu.
4. Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ bị tai nạn giao thông được đưa đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải được bác sĩ chỉ định xét nghiệm nồng độ cồn trong máu.
Như vậy, trường hợp người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ bị tai nạn giao thông được đưa đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải được bác sĩ chỉ định xét nghiệm nồng độ cồn trong máu. Đây chính là một trong những “trường hợp khác theo quy định của pháp luật” bắt buộc chữa bệnh, người bệnh không được áp dụng quyền được từ chối khám bệnh, chữa bệnh.
Theo đó, người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ bị tai nạn không được áp dụng quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh để từ chối xét nghiệm nồng độ cồn trong máu.
Chi phí xét nghiệm nồng độ cồn trong máu do ai thanh toán?
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư liên tịch 26/2014/TTLT-BYT-BCA thì việc thanh toán chi phí xét nghiệm nồng độ cồn trong máu được quy định như sau:
- Đối với người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ vi phạm Luật giao thông đường bộ thì phải chi trả chi phí xét nghiệm nồng độ cồn trong máu theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước.
- Đối với người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ không vi phạm luật Giao thông đường bộ thì việc thanh toán chi phí xét nghiệm nồng độ cồn trong máu thực hiện như sau:
+ Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ quy định tại các khoản 1, 2, 4 Điều 3 Thông tư liên tịch 26/2014/TTLT-BYT-BCA có thẻ bảo hiểm y tế thì Bảo hiểm y tế thanh toán chi phí xét nghiệm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế;
+ Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ quy định tại các khoản 1, 2 Điều 3 Thông tư liên tịch 26/2014/TTLT-BYT-BCA không có thẻ bảo hiểm y tế và người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư liên tịch 26/2014/TTLT-BYT-BCA có hoặc không có thẻ bảo hiểm y tế thì cơ quan Công an yêu cầu xét nghiệm thanh toán chi phí xét nghiệm theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước;
+ Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư liên tịch 26/2014/TTLT-BYT-BCA không có thẻ bảo hiểm y tế phải thanh toán chi phí xét nghiệm theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh hiện hành của cơ quan có thẩm quyền quy định đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?