Nghị quyết 164 về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự?
- Nghị quyết 164 về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự?
- Nguyên tắc thực hiện xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự như thế nào?
- Biện pháp trả lại tiền cho bị hại hoặc gửi tiền vào ngân hàng để chờ xử lý trong điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự như thế nào?
Nghị quyết 164 về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự?
Ngày 28/11/2024, Quốc hội thông qua Nghị quyết 164/2024/QH15 thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ việc, vụ án hình sự.
Theo đó, Nghị quyết 164 quy định việc thí điểm xử lý vật chứng, tài sản bị thu giữ, tạm giữ, kê biên, phong tỏa trong quá trình giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ việc, vụ án hình sự thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo.
Vật chứng, tài sản thuộc trường hợp xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị quyết 164
- Nghị quyết 164 áp dụng đối với các đối tượng sau đây:
+ Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự;
+ Người tham gia tố tụng theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự;
+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Nghị quyết 164/2024/QH15 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 và được thực hiện trong 03 năm, trừ trường hợp Quốc hội có quyết định khác.
Nghị quyết 164 về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc thực hiện xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự như thế nào?
Tại Điều 2 Nghị quyết 164/2024/QH15 có quy định nguyên tắc thực hiện xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự như sau:
- Tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; bảo đảm các nguyên tắc cơ bản của pháp luật về hình sự, dân sự, tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, thi hành án dân sự.
- Đáp ứng yêu cầu thực tiễn, xử lý kịp thời, hiệu quả vật chứng, tài sản nhưng không làm ảnh hưởng đến việc chứng minh, giải quyết vụ việc, vụ án; sớm khắc phục hậu quả thiệt hại, đưa tài sản vào khai thác, sử dụng, nhằm khơi thông nguồn lực phát triển, tránh thất thoát, lãng phí; bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Bảo đảm kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, giám sát của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với hoạt động tố tụng theo quy định của pháp luật; bảo đảm trách nhiệm thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Viện kiểm sát trong quá trình xử lý vật chứng, tài sản; xử lý nghiêm hành vi vi phạm, lạm dụng, tham nhũng, tiêu cực xảy ra trong quá trình áp dụng biện pháp xử lý vật chứng, tài sản.
- Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo, quyền được Nhà nước bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự, trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Biện pháp trả lại tiền cho bị hại hoặc gửi tiền vào ngân hàng để chờ xử lý trong điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự như thế nào?
Tại khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 164/2024/QH15 có quy định về biện pháp trả lại tiền cho bị hại hoặc gửi tiền vào ngân hàng để chờ xử lý trong điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự như sau:
- Trường hợp vật chứng, tài sản là tiền đã thu giữ, tạm giữ, phong tỏa mà cơ quan tiến hành tố tụng xác định rõ chủ sở hữu, bị hại, số tiền bị thiệt hại, đồng thời có văn bản đề nghị của bị hại hoặc người đại diện của họ và văn bản đề nghị của bị can, bị cáo hoặc người khác là chủ sở hữu của vật chứng, tài sản thì cơ quan tiến hành tố tụng quyết định trả lại tiền cho bị hại theo thứ tự, tỷ lệ được pháp luật thi hành án dân sự quy định.
Quyết định trả lại tiền cho bị hại được gửi đến tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc nhà nước đang quản lý tài khoản tạm giữ hoặc đang thi hành lệnh phong tỏa tài khoản để thực hiện;
- Đối với số tiền đã thu giữ, tạm giữ không thuộc trường hợp xử lý theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 164/2024/QH15, nếu có văn bản đề nghị của chủ sở hữu thì cơ quan tiến hành tố tụng quyết định gửi tiền vào tài khoản tiền gửi có kỳ hạn của cơ quan tiến hành tố tụng mở tại ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ để chờ xử lý.
Đối với tiền trong tài khoản bị phong tỏa không thuộc trường hợp xử lý theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 164/2024/QH15, nếu có văn bản đề nghị của chủ sở hữu thì cơ quan tiến hành tố tụng quyết định cho chủ sở hữu tài khoản đó được chuyển đổi thành tài khoản tiền gửi có kỳ hạn và quyết định phong tỏa tài khoản tiền gửi để chờ xử lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?