Giờ cao điểm là gì? Giờ cao điểm là lúc mấy giờ?
Giờ cao điểm là gì? Giờ cao điểm là lúc mấy giờ?
Căn cứ theo Điều 2 Quyết định 621/QĐ-UB năm 2023 TP Hồ Chí Minh quy định như sau:
Điều 2.- Giờ cao điểm hàng ngày được qui định như sau :
- Cao điểm sáng từ 6 giờ 00 đến 9 giờ 00;
- Cao điểm chiều và tối từ 16 giờ 00 đến 21 giờ 00;
Căn cứ theo Điều 3 Quy định về phân luồng tuyến và thời gian hoạt động đối với các phương tiện tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng ban hành kèm Quyết định 29/2014/QĐ-UBND TP Đà Nẵng quy định như sau:
Điều 3. Giờ cao điểm là giờ có mật độ người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ lưu thông lớn nhất trong ngày trên các tuyến đường giao thông và được quy định cụ thể như sau:
1. Buổi sáng: Từ 06 giờ 30 phút đến 08 giờ 30 phút;
2. Buổi chiều: Từ 16 giờ 00 phút đến 19 giờ 00 phút.
Căn cứ theo khoản 7 Điều 2 Quy định về hoạt động của các phương tiện giao thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định 06/2013/QĐ-UBND TP Hà Nội được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Quyết định 24/2020/QĐ-UBND TP Hà Nội quy định như sau:
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
[...]
7. Giờ cao điểm: là khoảng thời gian được quy định như sau: Sáng từ 6h00’ đến 9h00’, chiều từ 16h00’ đến 19h30’ hàng ngày.
Như vậy, giờ cao điểm được hiểu là khoảng thời gian có mật độ người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ lưu thông lớn nhất trong ngày trên các tuyến đường giao thông.
Giờ cao điểm có thể thay đổi tùy thuộc vào mật độ dân số, hệ thống giao thông, ngày đi làm, đi học và các dịp nghỉ lễ tết.
Do đó, giờ cao điểm hàng ngày ở mỗi tỉnh thành tại Việt Nam là khác nhau, cụ thể như sau:
- Tại TP Hồ Chí Minh:
+ Giờ cao điểm buổi sáng: từ 6 giờ 00 đến 9 giờ 00.
+ Giờ cao điểm buổi chiều và tối: từ 16 giờ 00 đến 21 giờ 00.
- Tại TP Đà Nẵng:
+ Giờ cao điểm sáng: từ 06 giờ 30 phút đến 08 giờ 30 phút.
+ Giờ cao điểm buổi chiều: từ 16 giờ 00 phút đến 19 giờ 00 phút.
- Tại TP Hà Nội:
+ Giờ cao điểm buổi sáng: từ 6giờ 00 đến 9 giờ 00.
+ Giờ cao điểm buổi chiều: từ 16 giờ 00 phút đến 19 giờ 30 phút.
[...]
Giờ cao điểm là gì? Giờ cao điểm là lúc mấy giờ? (Hình từ Internet)
Xe nào bị cấm lưu thông hàng ngày vào giờ cao điểm trong khu vực nội đô TP Hồ Chí Minh?
Căn cứ theo Điều 1 Quyết định 621/QĐ-UB năm 2023 TP Hồ Chí Minh quy định như sau:
Điều 1 .- Nay cấm các loại xe vận tải nhẹ dưới 2,5 tấn lưu thông hàng ngày vào giờ cao điểm trong khu vực nội đô thành phố Hồ Chí Minh, phạm vi bao gồm :
1- Toàn bộ địa bàn các quận 1, 3, 4, 5, 6, 10, 11, Tân Bình, Phú Nhuận, Gò Vấp và Bình Thạnh.
2- Địa bàn phía trong đường vành đai Quốc lộ 1A (đoạn từ cầu Bình Phước đến ngã ba đường Nguyễn Văn Linh) của các quận 12, huyện Hóc Môn và Bình Chánh.
3- Địa bàn phía Bắc đường Nguyễn Văn Linh của các quận 7, 8 và huyện Bình Chánh.
Địa bàn các quận 2, 9, Thủ Đức (phía Đông Sài Gòn) và bên ngoài hai tuyến đường Nguyễn Văn Linh và Quốc lộ 1A không thuộc phạm vi hạn chế lưu thông xe vận tải.
Căn cứ theo Điều 3 Quyết định 621/QĐ-UB năm 2023 TP Hồ Chí Minh được bổ sung bởi Điều 1 Quyết định 878/QĐ-UB năm 2003 TP Hồ Chí Minh quy định như sau:
Điều 3 .- Các loại xe máy chuyên dùng sửa chữa các công trình công cộng như sửa chữa điện, cấp thoát nước, vận chuyển rác, xe máy chăm sóc công viên cây xanh, v.v… có tải trọng dưới 2,5 Tấn không thuộc diện điều chỉnh theo quyết định này.
- Các loại xe tải nhỏ được phép chở người từ 7 ghế trở xuống không thuộc diện điều chỉnh theo quyết định này.
Như vậy, các loại xe vận tải nhẹ dưới 2,5 tấn bị cấm lưu thông hàng ngày vào giờ cao điểm trong khu vực nội đô TP Hồ Chí Minh, ngoại trừ:
- Các loại xe máy chuyên dùng sửa chữa các công trình công cộng như sửa chữa điện, cấp thoát nước, vận chuyển rác, xe máy chăm sóc công viên cây xanh, v.v… có tải trọng dưới 2,5 tấn.
- Các loại xe tải nhỏ được phép chở người từ 7 ghế trở xuống.
Nhà nước có chính sách gì về trật tự, an toàn giao thông đường bộ từ năm 2025?
Căn cứ theo Điều 4 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2025, các chính sách của Nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ áp dụng từ năm 2025 gồm:
- Bảo đảm ngân sách nhà nước, cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị hiện đại, các điều kiện bảo đảm và nâng cao năng lực thực thi nhiệm vụ của lực lượng trực tiếp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Huy động, sử dụng các nguồn lực để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Bố trí tương ứng từ các khoản thu tiền xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và tiền đấu giá biển số xe sau khi nộp vào ngân sách nhà nước để tăng cường, hiện đại hóa cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị, phục vụ bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông theo quy định của Chính phủ.
- Hiện đại hoá các trung tâm chỉ huy giao thông; bảo đảm kết nối, chia sẻ Cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ giữa các cơ quan nhà nước có liên quan.
- Tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học, công nghệ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đầu tư, xây dựng, chuyển giao hệ thống, phương tiện, thiết bị giám sát phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
Khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân tự nguyện tham gia phối hợp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ phù hợp với quy định của pháp luật, cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ và xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
- Bảo đảm công bằng, bình đẳng, an toàn đối với người tham gia giao thông đường bộ; tạo thuận lợi cho trẻ em, phụ nữ mang thai, người già yếu, người khuyết tật trong tham gia giao thông đường bộ; xây dựng văn hóa giao thông; giáo dục, phổ biến, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cho trẻ em, học sinh để hình thành, nâng cao ý thức tự bảo vệ bản thân và tự giác chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông đường bộ.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia phối hợp, cộng tác, hỗ trợ, giúp đỡ cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, có thành tích thì được khen thưởng, bị thiệt hại về tài sản thì được đền bù; người bị tổn hại về danh dự, nhân phẩm thì được khôi phục; người bị thương, bị tổn hại về sức khỏe, tính mạng thì bản thân, gia đình được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
- Phát triển phương tiện giao thông đường bộ đồng bộ với phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ, điều kiện kinh tế - xã hội và nhu cầu đi lại của người dân; nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp phương tiện giao thông đường bộ bảo đảm chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, phù hợp với xu hướng phát triển công nghệ đối với phương tiện giao thông trên thế giới;
Ưu tiên phát triển phương tiện vận tải công cộng, hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân tham gia giao thông tại các đô thị lớn; ưu tiên chuyển đổi phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang phương tiện sử dụng điện, năng lượng xanh, thân thiện môi trường, hạ tầng cung cấp năng lượng sạch.
* Trên đây là nội dung Giờ cao điểm là gì? Giờ cao điểm là lúc mấy giờ?
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách xác thực sinh trắc học trên MoMo để tránh bị ngừng giao dịch từ 2025?
- 056 là mã căn cước tỉnh nào trên thẻ Căn cước?
- Lịch vạn niên 2025 - Lịch âm 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025? Tết Âm lịch 2025 rơi vào thứ mấy trong tuần?
- Theo Luật Bảo vệ môi trường 2020 chất thải rắn sinh hoạt được phân thành mấy loại?
- Mẫu biên bản khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ theo Thông tư 72 từ 01/01/2025?