Nghề hạ bạc là nghề gì? Giấy phép khai thác thủy sản được cấp cho đối tượng nào?

Nghề hạ bạc là nghề gì? Giấy phép khai thác thủy sản được cấp cho đối tượng nào?

Nghề hạ bạc là nghề gì?

Có nhiều cách hiểu khác nhau nghề gọi là "hạ bạc", nhưng chung quy, điều đó cũng đã thể hiện sự vất vả, nguy hiểm mà cũng không kém phần phóng khoáng như đặc trưng của vùng đất, con người Nam Bộ.

" Nghề hạ bạc" có thể gọi là xuống biển, là từ dùng để chỉ nghề đánh bắt thuỷ sản trên sông, trên biển. Thế nên có người cho rằng nghề này lắm "bạc bẽo" như tên gọi của nó. Điều này cũng có lý, bởi "biển sâu rong ruổi" và con người xem ra quá nhỏ bé so với biển cả bao la. Nguồn lợi thuỷ sản biển ngày càng cạn kiệt nên cuộc sống nhiều người cũng không thể khá hơn.

Nghề hạ bạc là nghề gì? Giấy phép khai thác thủy sản được cấp cho đối tượng nào?

Nghề hạ bạc là nghề gì? Giấy phép khai thác thủy sản được cấp cho đối tượng nào? (Hình từ Internet)

Giấy phép khai thác thủy sản được cấp cho đối tượng nào?

Căn cứ theo Điều 50 Luật Thủy sản 2017, thì giấy phép khai thác thủy sản được cấp cho tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản bằng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét trở lên khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Trong hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản, đối với khai thác thủy sản trên biển

- Có nghề khai thác thủy sản không thuộc Danh mục nghề cấm khai thác

- Có Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá, đối với tàu cá phải đăng kiểm

- Tàu cá có trang thiết bị thông tin liên lạc theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Có thiết bị giám sát hành trình đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên theo quy định của Chính phủ

- Có Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá

- Thuyền trưởng, máy trưởng phải có văn bằng, chứng chỉ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Trường hợp cấp lại do giấy phép hết hạn phải đáp ứng điều kiện sau, đã nộp nhật ký khai thác theo quy định và tàu cá không thuộc danh sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố.

+ Có nghề khai thác thủy sản không thuộc Danh mục nghề cấm khai thác

+ Có Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá, đối với tàu cá phải đăng kiểm

+ Tàu cá có trang thiết bị thông tin liên lạc theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

+ Có thiết bị giám sát hành trình đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên theo quy định của Chính phủ

+ Có Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá

+ Thuyền trưởng, máy trưởng phải có văn bằng, chứng chỉ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Thời hạn của giấy phép khai thác thủy sản được quy định như thế nào?

Căn cứ theo khoản 6 Điều 50 Luật Thủy sản 2017 quy định về giấy phép khai thác thủy sản như sau:

Điều 50. Giấy phép khai thác thủy sản
[...]
6. Thời hạn của giấy phép khai thác thủy sản được quy định như sau:
a) Thời hạn của giấy phép cấp lần đầu, cấp lại thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 4 Điều này không quá thời hạn còn lại của hạn ngạch kể từ ngày cấp;
b) Thời hạn của giấy phép được cấp lại thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 4 Điều này bằng thời hạn còn lại của giấy phép đã được cấp.
7. Nội dung của Giấy phép khai thác thủy sản được điều chỉnh khi có biến động về nguồn lợi thủy sản theo quy định tại khoản 4 Điều 49 của Luật này. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo việc điều chỉnh nội dung Giấy phép khai thác thủy sản cho chủ tàu.

Theo đó, thời hạn của giấy phép khai thác thủy sản được quy định như sau:

- Thời hạn của giấy phép cấp lần đầu, cấp lại thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 4 Điều 50 Luật Thủy sản 2017 không quá thời hạn còn lại của hạn ngạch kể từ ngày cấp;

- Thời hạn của giấy phép được cấp lại thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 4 Điều 50 Luật Thủy sản 2017 bằng thời hạn còn lại của giấy phép đã được cấp.

Đánh bắt thủy sản
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Đánh bắt thủy sản
Hỏi đáp Pháp luật
Nghề hạ bạc là nghề gì? Giấy phép khai thác thủy sản được cấp cho đối tượng nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Sử dụng chất nổ để khai thác thủy sản bị xử phạt như thế nào từ ngày 20/5/2024?
Hỏi đáp pháp luật
Có bị phạt không khi sử dụng công cụ kích điện trên tàu cá để đánh bắt thủy sản?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Đánh bắt thủy sản
Nguyễn Tuấn Kiệt
173 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào