Phương thức và giá cho thuê tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập được quy định như thế nào?
Phương thức và giá cho thuê tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập được quy định như thế nào?
Theo Điều 57 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 quy định như sau:
Điều 57. Sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích cho thuê
1. Đơn vị sự nghiệp công lập được cho thuê tài sản công trong các trường hợp sau đây:
a) Tài sản được giao, được đầu tư xây dựng, mua sắm để thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao nhưng chưa sử dụng hết công suất;
b) Tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt để cho thuê mà không do ngân sách nhà nước đầu tư.
2. Thẩm quyền phê duyệt đề án cho thuê tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập được quy định như sau:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt đề án cho thuê đối với tài sản là cơ sở hoạt động sự nghiệp; tài sản khác có giá trị lớn theo quy định của Chính phủ;
b) Hội đồng quản lý hoặc người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phê duyệt đề án cho thuê đối với tài sản không thuộc quy định tại điểm a khoản này.
3. Phương thức và giá cho thuê tài sản được quy định như sau:
a) Đối với tài sản là cơ sở hoạt động sự nghiệp và tài sản khác có giá trị lớn theo quy định của Chính phủ thực hiện theo phương thức đấu giá; giá cho thuê là giá trúng đấu giá;
b) Đối với tài sản không thuộc phạm vi quy định tại điểm a khoản này thực hiện theo phương thức thoả thuận; giá cho thuê tài sản do người cho thuê và người đi thuê tài sản thoả thuận theo giá thuê trên thị trường của tài sản cùng loại hoặc tài sản có cùng tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng, xuất xứ.
Như vậy, phương thức và giá cho thuê tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập được quy định như sau:
- Đối với tài sản là cơ sở hoạt động sự nghiệp và tài sản khác có giá trị lớn theo quy định của Chính phủ thực hiện theo phương thức đấu giá; giá cho thuê là giá trúng đấu giá;
- Đối với tài sản không thuộc phạm vi quy định tại điểm a khoản này thực hiện theo phương thức thoả thuận; giá cho thuê tài sản do người cho thuê và người đi thuê tài sản thoả thuận theo giá thuê trên thị trường của tài sản cùng loại hoặc tài sản có cùng tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng, xuất xứ.
Phương thức và giá cho thuê tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc cho thuê tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập theo các hình thức nào?
Theo khoản 3 Điều 46 Nghị định 151/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 41 Điều 1 Nghị định 114/2024/NĐ-CP quy định việc cho thuê tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện theo các hình thức sau:
- Việc cho thuê tài sản công được thực hiện theo hình thức đấu giá, trừ trường hợp cho thuê trực tiếp theo quy định. Việc đấu giá cho thuê tài sản được thực hiện theo quy định tại các khoản 3, 4, 5 và 6 Điều 24 Nghị định 151/2017/NĐ-CP và pháp luật về đấu giá tài sản.
+ Giá khởi điểm để đấu giá do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định phù hợp với giá cho thuê trên thị trường của tài sản cùng loại. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập Hội đồng thẩm định giá của Nhà nước theo quy định của pháp luật về giá hoặc thuê doanh nghiệp thẩm định giá để xác định giá làm cơ sở quyết định giá khởi điểm đấu giá cho thuê tài sản.
+ Việc sử dụng chứng thư thẩm định giá, báo cáo thẩm định giá được thực hiện theo quy định của pháp luật về giá.
- Cho thuê trực tiếp áp dụng trong trường hợp cho thuê tài sản trong thời gian dưới 30 ngày/01 lần thuê hoặc có giá trị gói thuê dưới 50 triệu đồng/01 lần thuê.
+ Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập ban hành giá cho thuê trực tiếp và thực hiện niêm yết công khai giá cho thuê tài sản tại trụ sở đơn vị, Trang thông tin của đơn vị (nếu có), Cổng thông tin điện tử của bộ, cơ quan trung ương, địa phương, Trang thông tin điện tử về tài sản công của Bộ Tài chính. Việc xác định giá cho thuê được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.
Chi phí hợp lý có liên quan đến việc cho thuê tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm những gì?
Theo khoản 6 Điều 46 Nghị định 151/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 46. Sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích cho thuê
[…]
6. Chi phí hợp lý có liên quan đến việc cho thuê tài sản gồm:
a) Chi phí khấu hao tài sản cố định cho thuê;
b) Chi phí định giá, thẩm định giá, đấu giá tài sản cho thuê;
c) Chi phí quản lý, vận hành tài sản trong thời gian cho thuê;
d) Chi phí hợp lý khác có liên quan.
7. Số tiền thu được từ việc cho thuê tài sản, sau khi chi trả các chi phí hợp lý có liên quan, trả nợ vốn vay, vốn huy động (nếu có), thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, phần còn lại, đơn vị sự nghiệp công lập được quản lý, sử dụng theo quy định của Chính phủ về cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.
Như vậy, chi phí hợp lý có liên quan đến việc cho thuê tài sản gồm:
- Chi phí khấu hao tài sản cố định cho thuê;
- Chi phí định giá, thẩm định giá, đấu giá tài sản cho thuê;
- Chi phí quản lý, vận hành tài sản trong thời gian cho thuê;
- Chi phí hợp lý khác có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát Điều tra hình sự Công an cấp huyện như thế nào?
- Tín hiệu bằng tay khi qua đường là gì? Không vẫy tay khi sang đường có bị phạt không?
- Tải Mẫu 41/UQ-ĐKT Mẫu Giấy uỷ quyền đăng ký thuế từ ngày 06/2/2025?
- Cách gói bánh tét dịp tết Nguyên đán? Người lao động chính thức nghỉ tết Nguyên đán 2025 vào mùng mấy?