Đóng kinh phí bảo trì nhà chung cư có được đưa vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN không?
Đóng kinh phí bảo trì nhà chung cư có được đưa vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN không?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định:
Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.
[…]
Trước đây tại Công văn 5008/CT-TTHT năm 2018 về chứng từ thu phí bảo trì chung cư do Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành có hướng dẫn như sau:
Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp Công ty theo trình bày năm 2017 ký hợp đồng với chủ đầu tư để mua căn hộ chung cư phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, trong hợp đồng có thỏa thuận Công ty phải đóng khoản kinh phí bảo trì phần sở hữu chung (2% tiền bán căn hộ) theo quy định Luật nhà ở thì khoản kinh phí bảo trì chung cư không phải nộp thuế GTGT, thuế TNDN và khi thu kinh phí bảo trì chủ đầu tư lập phiếu thu tiền (không lập hóa đơn GTGT). Công ty căn cứ vào chứng từ thu tiền, hợp đồng và hồ sơ tài liệu có liên quan để hạch toán theo quy định.
Theo các quy định trên thì khoản kinh phí bảo trì nhà chung cư mà doanh nghiệp phải nộp cho chủ đầu tư sẽ được đưa vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN nếu thỏa các điều kiện sau:
- Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
- Có chứng từ thu tiền;
- Có chứng từ thanh toán;
- Hợp đồng và hồ sơ tài liên có liên quan.
Đóng kinh phí bảo trì nhà chung cư có được đưa vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN không? (Hình từ Internet)
Chủ đầu tư giữ lại diện tích trong nhà chung cư thì có phải đóng kinh phí bảo trì nhà chung cư không?
Căn cứ Điều 152 Luật Nhà ở 2023 quy định:
Điều 152. Kinh phí bảo trì của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu
1. Đối với căn hộ, phần diện tích khác trong nhà chung cư mà chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở bán, cho thuê mua thì người mua, thuê mua phải đóng kinh phí bảo trì là 2% giá trị căn hộ, phần diện tích bán, cho thuê mua này; khoản tiền này được tính riêng với tiền bán, tiền thuê mua căn hộ, phần diện tích khác trong nhà chung cư và được quy định rõ trong hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua.
2. Đối với căn hộ, phần diện tích khác trong nhà chung cư mà chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở giữ lại không bán, không cho thuê mua hoặc chưa bán, chưa cho thuê mua tính tại thời điểm bàn giao đưa nhà chung cư vào sử dụng, trừ phần diện tích thuộc sở hữu chung thì chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở phải đóng kinh phí bảo trì là 2% giá trị căn hộ, phần diện tích giữ lại; phần giá trị này được tính theo giá bán căn hộ có giá cao nhất của nhà chung cư đó tại thời điểm bàn giao đưa nhà chung cư vào sử dụng.
[…]
Theo quy định trên, đối với phần diện tích mà chủ đầu tư dự án giữ lại không bán, không cho thuê mua thì chủ đầu tư dự án phải phải đóng kinh phí bảo trì là 2% giá trị phần diện tích giữ lại.
Kinh phí bảo trì của nhà chung cư được sử dụng như thế nào?
Theo Điều 155 Luật Nhà ở 2023 quy định:
Điều 155. Sử dụng kinh phí bảo trì của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu
1. Kinh phí bảo trì chỉ được sử dụng để bảo trì, thay thế các hạng mục, trang thiết bị thuộc phần sở hữu chung của nhà chung cư theo kế hoạch bảo trì được Hội nghị nhà chung cư thông qua. Ban quản trị nhà chung cư không được sử dụng kinh phí bảo trì này vào mục đích quản lý vận hành nhà chung cư và các mục đích khác. Trường hợp nhà chung cư phải phá dỡ theo quy định của Luật này mà kinh phí bảo trì chưa sử dụng hết thì được sử dụng để hỗ trợ tái định cư hoặc đưa vào quỹ bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư mới sau khi được xây dựng lại.
2. Việc sử dụng kinh phí bảo trì phải có hóa đơn, chứng từ và phải báo cáo Hội nghị nhà chung cư.
3. Trường hợp sử dụng hết kinh phí bảo trì đã đóng thì các chủ sở hữu nhà chung cư có trách nhiệm đóng kinh phí bảo trì khi thực hiện bảo trì theo kế hoạch bảo trì đã được Hội nghị nhà chung cư thông qua hoặc khi xuất hiện hạng mục, trang thiết bị cần bảo trì đột xuất.
[…]
Theo quy định trên, kinh phí bảo trì được sử dụng để bảo trì, thay thế các hạng mục, trang thiết bị thuộc phần sở hữu chung của nhà chung cư.
Kinh phí bảo trì nhà chung cư không được sử dụng vào mục đích quản lý vận hành nhà chung cư và các mục đích khác.
Việc bảo trì nhà chung cư phải thực hiện theo kế hoạch bảo trì đã được Hội nghị nhà chung cư thông qua. Các khoản chi từ kinh phí bảo trì nhà chung cư phải có hóa đơn, chứng từ và phải báo cáo Hội nghị nhà chung cư.
Ngoài ra, trong trường hợp nhà chung cư phải phá dỡ theo quy định của Luật Nhà ở 2023 mà kinh phí bảo trì chưa sử dụng hết thì kinh phí bảo trì chung cư sẽ được sử dụng để hỗ trợ tái định cư hoặc đưa vào quỹ bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư mới sau khi được xây dựng lại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Những bài học kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam từ ngày thành lập Đảng đến nay (03/2/1930 - 03/2/2025) theo Kế hoạch 175?
- Chính sách trọng dụng người có phẩm chất năng lực nổi trội đối với cán bộ công chức viên chức theo Nghị định 178?