Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của cán bộ CSGT làm nhiệm vụ điều tra, xác minh, giải quyết tai nạn giao thông là gì?

Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của cán bộ CSGT làm nhiệm vụ điều tra, xác minh, giải quyết tai nạn giao thông là gì?

Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của cán bộ CSGT làm nhiệm vụ điều tra, xác minh, giải quyết tai nạn giao thông là gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 72/2024/TT-BCA thì tiêu chuẩn của Cán bộ CSGT thông làm nhiệm vụ điều tra, xác minh, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ như sau:

- Có trình độ đại học An ninh, đại học Cảnh sát hoặc cử nhân luật trở lên. Trường hợp tốt nghiệp đại học các trường ngoài ngành Công an đã được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ An ninh, Cảnh sát theo quy định;

- Có thời gian công tác trong lực lượng Cảnh sát giao thông từ 06 tháng trở lên;

- Đã được công nhận hoàn thành tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ;

- Cán bộ CSGT đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại các điểm a b và c khoản 1 Điều 3 Thông tư 72/2024/TT-BCA là cán bộ thụ lý chính;

- Cán bộ CSGT chưa đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại điểm a Khoản này nhưng đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại các điểm b, c khoản 1 Điều 3 Thông tư 72/2024/TT-BCA là cán bộ hỗ trợ.

Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của cán bộ CSGT làm nhiệm vụ điều tra, xác minh, giải quyết tai nạn giao thông là gì?

Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của cán bộ CSGT làm nhiệm vụ điều tra, xác minh, giải quyết tai nạn giao thông là gì? (Hình từ Internet)

Phân công cán bộ điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ như thế nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 72/2024/TT-BCA quy định như sau:

Điều 3. Tiêu chuẩn của cán bộ Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ điều tra, xác minh, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ và phân công cán bộ điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ
[...]
2. Phân công cán bộ điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ
a) Khi phân công cán bộ thụ lý điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ phải có ít nhất 01 cán bộ thụ lý chính. Cán bộ thụ lý chính chịu trách nhiệm chung, cán bộ hỗ trợ (nếu có) chịu trách nhiệm đối với các nhiệm vụ được phân công;
b) Cán bộ được phân công thụ lý điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ thực hiện theo quy định tại Điều 83 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ năm 2024, Thông tư này và các quy định của pháp luật khác có liên quan đến hoạt động điều tra, xác minh, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ.

Theo đó, phân công cán bộ điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ như sau:

- Khi phân công cán bộ thụ lý điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ phải có ít nhất 01 cán bộ thụ lý chính.

Cán bộ thụ lý chính chịu trách nhiệm chung, cán bộ hỗ trợ (nếu có) chịu trách nhiệm đối với các nhiệm vụ được phân công;

- Cán bộ được phân công thụ lý điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ thực hiện theo quy định tại Điều 83 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024, Thông tư 72/2024/TT-BCA và các quy định của pháp luật khác có liên quan đến hoạt động điều tra, xác minh, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ.

Khi tiến hành điều tra, xác minh vụ tai nạn giao thông đường bộ, cán bộ Cảnh sát giao thông có trách nhiệm làm rõ những gì?

Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 72/2024/TT-BCA, thì khi tiến hành điều tra, xác minh vụ tai nạn giao thông đường bộ, cán bộ Cảnh sát giao thông có trách nhiệm làm rõ:

- Có hay không có dấu hiệu tội phạm;

- Có hay không có hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ; diễn biến, nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông đường bộ;

- Cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, lỗi, nhân thân của cá nhân vi phạm;

- Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ;

- Tinh chất, mức độ thiệt hại do hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ gây ra;

- Tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc xem xét, quyết định xử phạt, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ;

- Bất cập, sơ hở, thiếu sót trong tổ chức giao thông, chất lượng hạ tầng giao thông; quản lý phương tiện, người điều khiển phương tiện giao thông;

- Trong quá trình điều tra, xác minh có thể đề xuất trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản.

Tai nạn giao thông
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tai nạn giao thông
Hỏi đáp Pháp luật
Mức phạt ôtô gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn 2025 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Lỗi điều khiển xe gắn máy mà gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn bị xử phạt bao nhiêu theo Nghị định 168?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 1/1/2025, mở cửa ôtô gây tai nạn giao thông có thể bị phạt tới 22 triệu đồng?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu biên bản giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ theo Thông tư 72 từ 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu biên bản khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ theo Thông tư 72 từ 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu báo cáo kết quả khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ theo Thông tư 72 từ 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
06 việc CSGT cần làm trước khi khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ từ 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu biên bản ghi nhận dấu vết trên thân thể người bị nạn khi bị TNGT mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của cán bộ CSGT làm nhiệm vụ điều tra, xác minh, giải quyết tai nạn giao thông là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu biên bản khám nghiệm phương tiện liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường bộ mới nhất?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tai nạn giao thông
Nguyễn Tuấn Kiệt
170 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào