Cơ quan có thẩm quyền quyết định đặt biển báo tốc độ khai thác trong các trường hợp nào?
Cơ quan có thẩm quyền quyết định đặt biển báo tốc độ khai thác trong các trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 10 Thông tư 38/2024/TT-BGTVT quy định về đặt biển báo tốc độ khai thác như sau:
Điều 10. Đặt biển báo tốc độ khai thác
1. Việc đặt biển báo tốc độ khai thác thực hiện theo quy định của pháp luật về báo hiệu đường bộ và phải căn cứ vào điều kiện thực tế của đoạn tuyến, tuyến đường về: kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, lưu lượng, loại phương tiện và thời gian trong ngày.
2. Cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này quyết định đặt biển báo hiệu các trường hợp dưới đây:
a) Đối với đường đôi, đặt biển báo tốc độ khai thác tối đa riêng cho từng chiều đường;
b) Đặt biển báo tốc độ khai thác tối đa cho một khoảng thời gian trong ngày (biển phụ, biển điện tử);
c) Đặt biển báo tốc độ khai thác tối đa riêng đối với các loại phương tiện có nguy cơ mất an toàn giao thông cao;
d) Đặt biển báo tốc độ khai thác trong trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
[...]
Như vậy, cơ quan có thẩm quyền quyết định đặt biển báo tốc độ khai thác trong các trường hợp sau:
- Đối với đường đôi, đặt biển báo tốc độ khai thác tối đa riêng cho từng chiều đường;
- Đặt biển báo tốc độ khai thác tối đa cho một khoảng thời gian trong ngày (biển phụ, biển điện tử);
- Đặt biển báo tốc độ khai thác tối đa riêng đối với các loại phương tiện có nguy cơ mất an toàn giao thông cao;
- Đặt biển báo tốc độ khai thác trong trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 10 Thông tư 38/2024/TT-BGTVT
Cơ quan có thẩm quyền quyết định đặt biển báo tốc độ khai thác trong các trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định đặt biển báo tốc độ khai thác?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 10 Thông tư 38/2024/TT-BGTVT quy định về đặt biển báo tốc độ khai thác như sau:
Điều 10. Đặt biển báo tốc độ khai thác
[...]
3. Cơ quan có thẩm quyền quyết định đặt biển báo đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, bao gồm:
a) Cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đường Cao tốc Việt Nam đối với đường cao tốc được Bộ Giao thông vận tải giao quản lý:
b) Cục Đường bộ Việt Nam đối với đường cao tốc do doanh nghiệp được Nhà nước giao quản lý, vận hành, khai thác; hệ thống quốc lộ và đường khác thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải;
c) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối với đường cao tốc, quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường thôn, đường đô thị và đường chuyên dùng có hoạt động giao thông công cộng thuộc phạm vi quản lý.
[...]
Theo đó, cơ quan có thẩm quyền quyết định đặt biển báo tốc độ khai thác bao gồm:
- Cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đường Cao tốc Việt Nam đối với đường cao tốc được Bộ Giao thông vận tải giao quản lý:
- Cục Đường bộ Việt Nam đối với đường cao tốc do doanh nghiệp được Nhà nước giao quản lý, vận hành, khai thác; hệ thống quốc lộ và đường khác thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải;
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối với đường cao tốc, quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường thôn, đường đô thị và đường chuyên dùng có hoạt động giao thông công cộng thuộc phạm vi quản lý.
Khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông trên đường được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 11 Thông tư 38/2024/TT-BGTVT, thì khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông trên đường như sau:
- Trong điều kiện mặt đường khô ráo, không có sương mù, mặt đường không trơn trượt, địa hình bằng phẳng, đường thẳng, tầm nhìn bảo đảm, khoảng cách an toàn ứng với mỗi tốc độ được quy định như sau:
Tốc độ lưu hành (V km/h) | Khoảng cách an toàn (m) |
V = 60 | 35 |
60 < V ≤ 80 | 55 |
80 < V ≤ 100 | 70 |
100 < V ≤ 120 | 100 |
Khi điều khiển xe chạy với tốc độ dưới 60 km/h, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải chủ động giữ khoảng cách an toàn phù hợp với xe chạy liền trước xe của mình; khoảng cách này tùy thuộc vào mật độ phương tiện, tình hình giao thông thực tế để đảm bảo an toàn giao thông.
- Trong điều kiện trời mưa, có sương mù, mặt đường trơn trượt, đường có địa hình quanh co, đèo dốc, tầm nhìn hạn chế, người lái xe phải điều chỉnh khoảng cách an toàn lớn hơn trị số ghi trên biển báo hoặc trị số được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 11 Thông tư 38/2024/TT-BGTVT
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?