Đã có Thông tư 37/2024/TT-BGTVT tiêu chí giám sát, nghiệm thu kết quả bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy?
Đã có Thông tư 37/2024/TT-BGTVT tiêu chí giám sát, nghiệm thu kết quả bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy?
Ngày 15/11/2024, Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư 37/2024/TT-BGTVT quy đinh tiêu chí giám sát, nghiệm thu kết quả bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa theo chất lượng thực hiện.
Theo đó, Thông tư 37/2024/TT-BGTVT Tại đây áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến giám sát, nghiệm thu kết quả bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa theo chất lượng thực hiện.
Đồng thời, căn cứ Điều 6 Thông tư 37/2024/TT-BGTVT
Tại đây việc thanh toán kinh phí bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa theo chất lượng thực hiện như sau:
(1) Nhà thầu được thanh toán kinh phí trong kỳ thanh toán tương ứng với tỷ lệ điểm nghiệm thu đạt được. Ngoài ra, trong thời gian thực hiện Hợp đồng, nhà thầu còn bị giảm trừ số điểm đạt được đối với các trường hợp sau:
- Giảm trừ 25% số điểm còn lại của hạng mục công việc của tháng được nghiệm thu khi lần thứ 2 được đánh giá đạt dưới 75%;
- Giảm trừ 50% số điểm còn lại của hạng mục công việc của tháng được nghiệm thu khi lần thứ 3 được đánh giá đạt dưới 75% hoặc lần thứ 2 đánh giá đạt dưới 50%.
(2) Xem xét chấm dứt hợp đồng và không được tham gia dự thầu thực hiện quản lý, bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa năm tiếp theo khi có hạng mục công việc lần thứ 4 đánh giá đạt dưới 75% hoặc lần thứ 3 đánh giá đạt dưới 50%.
(3) Đối với các tồn tại hiện trường được xác định khi nghiệm thu mà nhà thầu chưa khắc phục theo thời gian quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này thì phần chưa khắc phục được tính cộng vào kết quả giám sát, nghiệm thu chưa hoàn thành của tháng liền kề.
(4) Giá trị hợp đồng của từng hạng mục công việc trên tuyến, đoạn tuyến đường thủy nội địa được chia đều cho các tháng làm cơ sở thanh toán và giảm trừ kinh phí.
Đã có Thông tư 37/2024/TT-BGTVT tiêu chí giám sát, nghiệm thu kết quả bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy? (Hình từ Internet)
Giám sát kết quả bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa theo chất lượng thực hiện thế nào?
Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 37/2024/TT-BGTVT Tại đây có quy định về giám sát kết quả bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa theo chất lượng thực hiện như sau:
- Chủ đầu tư hoặc cơ quan, tổ chức được Chủ đầu tư ủy quyền, giao nhiệm vụ hoặc tư vấn giám sát tổ chức thực hiện giám sát kết quả bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa theo chất lượng thực hiện.
- Giám sát kết quả bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa theo chất lượng thực hiện được thực hiện định kỳ, đột xuất (sau đây gọi tắt là giám sát) gồm các hoạt động sau đây:
+ Kiểm tra nội nghiệp: kiểm tra việc ghi chép, lập hồ sơ theo dõi, báo cáo, lưu trữ, cập nhật số liệu của các sổ quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 37/2024/TT-BGTVT và phần mềm máy tính (nếu có);
+ Kiểm tra ngoại nghiệp: kiểm tra bằng trực quan kết quả bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa trên thực tế hiện trường hoặc kiểm tra chất lượng báo hiệu qua hình ảnh kết quả bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa;
+ Việc đánh giá giám sát được thực hiện theo Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 37/2024/TT-BGTVT.
- Kết quả giám sát được thực hiện cho từng tiêu chí của mỗi hạng mục công việc của tuyến, đoạn tuyến đường thủy nội địa theo Hợp đồng đã ký kết và được lập thành biên bản theo Mẫu số 6 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 37/2024/TT-BGTVT.
- Đối với các tồn tại tại hiện trường, khi hoàn thành việc khắc phục, nhà thầu thông báo đến cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 37/2024/TT-BGTVT để giám sát, xác nhận kết quả khắc phục tồn tại của nhà thầu bằng biên bản.
- Chi phí giám sát được lập trên cơ sở định mức hoặc lập chi phí đủ thành phần hao phí phục vụ giám sát theo tháng, quý và hoàn thành. Chi phí giám sát được chủ đầu tư phê duyệt trong dự toán bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa theo quy định.
Thông tư 37/2024/TT-BGTVT có hiệu lực khi nào?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 37/2024/TT-BGTVT Tại đây quy định cụ thể như sau:
Điều 8. Tổ chức thực hiện
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 và thay thế Thông tư số 08/2019/TT-BGTVT ngày 28 tháng 02 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định tiêu chí giám sát, nghiệm thu kết quả bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa theo chất lượng thực hiện.
2. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này
Như vậy, Thông tư 37/2024/TT-BGTVT có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2025 và thay thế Thông tư 08/2019/TT-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định tiêu chí giám sát, nghiệm thu kết quả bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa theo chất lượng thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Không nộp báo cáo kiểm kê khí nhà kính cho cơ quan quản lý nhà nước bị xử phạt như thế nào?
- 19 tính năng cơ bản của Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh từ 01/01/2027?
- 28 tháng 11 là ngày gì? 28 11 là thứ mấy? Ngày 28 11 dương lịch là bao nhiêu âm lịch 2024?
- Đặt thiết bị báo động trong phòng vũ trường mà không phải thiết bị báo cháy nổ bị xử phạt bao nhiêu?