Nguyên tắc quản lý và sử dụng hộ chiếu ngoại giao của cán bộ, công chức Bộ Tài chính là gì?
Nguyên tắc quản lý và sử dụng hộ chiếu ngoại giao của cán bộ, công chức Bộ Tài chính là gì?
Căn cứ theo Điều 3 Quy chế quản lý và sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ của cán bộ, công chức, viên chức Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 2742/QĐ-BTC năm 2024, thì nguyên tắc quản lý và sử dụng hộ chiếu ngoại giao của cán bộ, công chức Bộ Tài chính như sau:
- Hộ chiếu là giấy tờ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước. Việc quản lý, sử dụng hộ chiếu phải được thực hiện theo quy định tại Quy chế quản lý và sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ của cán bộ, công chức, viên chức Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 2742/QĐ-BTC năm 2024 và các quy định pháp luật có liên quan.
Việc sử dụng hộ chiếu không được gây thiệt hại cho uy tín và lợi ích của Nhà nước Việt Nam.
- Hộ chiếu chỉ được sử dụng trong trường hợp đi nước ngoài theo quyết định cử hoặc văn bản đồng ý của cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Điều 11 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019, trừ trường hợp đi học tập ở nước ngoài với thời hạn trên 06 tháng.
- Hộ chiếu phải được quản lý chặt chẽ, khoa học, không được để thất lạc, bị hỏng hoặc bị lạm dụng, sử dụng sai mục đích.
- Người có hành vi quản lý, sử dụng hộ chiếu sai quy định thì tùy theo tính chất và mức độ sai phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Nguyên tắc quản lý và sử dụng hộ chiếu ngoại giao của cán bộ, công chức Bộ Tài chính là gì? (Hình từ Internet)
Phân công quản lý hộ chiếu ngoại giao của cán bộ, công chức Bộ Tài chính như thế nào?
Căn cứ theo Điều 4 Quy chế quản lý và sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ của cán bộ, công chức, viên chức Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 2742/QĐ-BTC năm 2024 quy định về phân công quản lý hộ chiếu như sau:
Điều 4. Phân công quản lý hộ chiếu
1. Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Tài chính có trách nhiệm lưu giữ và quản lý hộ chiếu của cán bộ, công chức, viên chức các Vụ, Văn phòng thuộc Cơ quan Bộ Tài chính và các đơn vị không có tổ chức chuyên trách làm công tác tổ chức cán bộ.
2. Các Tổng cục trực thuộc Bộ có trách nhiệm lưu giữ và quản lý hộ chiếu của công chức, viên chức thuộc đơn vị.
3. Các Phòng (bộ phận) có chức năng tham mưu giúp việc cho Thủ trưởng đơn vị trong công tác quản lý cán bộ hoặc Văn phòng của các Cục, Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ quan Bộ Tài chính, Thanh tra Bộ có trách nhiệm lưu giữ và quản lý hộ chiếu của lãnh đạo, công chức, viên chức thuộc đơn vị.
Theo đó, phân công quản lý hộ chiếu ngoại giao của cán bộ, công chức Bộ Tài chính như sau:
[1] Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Tài chính có trách nhiệm lưu giữ và quản lý hộ chiếu của cán bộ, công chức, viên chức các Vụ, Văn phòng thuộc Cơ quan Bộ Tài chính và các đơn vị không có tổ chức chuyên trách làm công tác tổ chức cán bộ.
[2] Các Tổng cục trực thuộc Bộ có trách nhiệm lưu giữ và quản lý hộ chiếu của công chức, viên chức thuộc đơn vị.
[3] Các Phòng (bộ phận) có chức năng tham mưu giúp việc cho Thủ trưởng đơn vị trong công tác quản lý cán bộ hoặc Văn phòng của các Cục, Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ quan Bộ Tài chính, Thanh tra Bộ có trách nhiệm lưu giữ và quản lý hộ chiếu của lãnh đạo, công chức, viên chức thuộc đơn vị.
Trên hộ chiếu ngoại giao có các thông tin nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 6 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 được sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 1 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2023 quy định về giấy tờ xuất nhập cảnh như sau:
Điều 6. Giấy tờ xuất nhập cảnh
[...]
3. Thông tin trên giấy tờ xuất nhập cảnh bao gồm:
a) Ảnh chân dung;
b) Họ, chữ đệm và tên;
c) Giới tính;
d) Nơi sinh; ngày, tháng, năm sinh;
đ) Quốc tịch;
e) Ký hiệu, số giấy tờ xuất nhập cảnh; cơ quan cấp; ngày, tháng, năm cấp; ngày, tháng, năm hết hạn;
g) Số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân;
h) Chức vụ, chức danh đối với hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ phù hợp với yêu cầu đối ngoại;
i) Thông tin khác do Chính phủ quy định.
Theo đó, thông tin trên giấy tờ xuất nhập cảnh bao gồm:
- Ảnh chân dung;
- Họ, chữ đệm và tên;
- Giới tính;
- Nơi sinh; ngày, tháng, năm sinh;
- Quốc tịch;
- Ký hiệu, số giấy tờ xuất nhập cảnh; cơ quan cấp; ngày, tháng, năm cấp; ngày, tháng, năm hết hạn;
- Số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân;
- Chức vụ, chức danh đối với hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ phù hợp với yêu cầu đối ngoại;
- Thông tin khác do Chính phủ quy định.
- Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2023
- Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019
- Quyết định 2742/QĐ-BTC năm 2024
- Điều kiện cấp hộ chiếu ngoại giao là gì?Thời hạn của hộ chiếu ngoại giao là bao lâu?Mẫu tờ khai cấp hộ chiếu ngoại giao mới nhất?
- Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019
- Quyết định 2742/QĐ-BTC năm 2024
- Quyết định 2742/QĐ-BTC năm 2024
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?