Việt Nam có mấy Tòa án nhân dân tối cao? Địa chỉ Tòa án nhân dân tối cao ở đâu?
Việt Nam có mấy Tòa án nhân dân tối cao? Địa chỉ Tòa án nhân dân tối cao ở đâu?
Căn cứ theo Điều 46 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024, Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn dưới đây:
- Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của các Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của luật.
- Giám đốc việc xét xử của các Tòa án khác, trừ trường hợp do luật định.
- Tổng kết thực tiễn xét xử của các Tòa án, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.
- Phát triển án lệ.
- Đào tạo nguồn nhân lực; bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án, công chức khác, viên chức của Tòa án; bồi dưỡng nghiệp vụ cho Hội thẩm, Hòa giải viên và các đối tượng khác theo quy định của pháp luật.
- Quản lý các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự về tổ chức theo quy định của Luật này và các luật khác có liên quan, bảo đảm độc lập giữa các Tòa án theo thẩm quyền xét xử.
- Đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; trình Quốc hội dự án luật, dự thảo nghị quyết; trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết.
- Thanh tra, kiểm tra nghiệp vụ đối với các Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án để bảo đảm tuân thủ pháp luật, kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động của Tòa án.
- Hợp tác quốc tế.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định 46/QĐ-TANDTC năm 2022 quy định như sau:
Như vậy, hiện nay Việt Nam chỉ có 01 Tòa án nhân dân tối cao. Địa chỉ Tòa án nhân dân tối cao đặt tại 48 Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Việt Nam có mấy Tòa án nhân dân tối cao? Địa chỉ Tòa án nhân dân tối cao ở đâu? (Hình từ Internet)
Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 47 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định như sau:
Điều 47. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao
1. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao bao gồm:
a) Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
b) Văn phòng;
c) Cục, vụ và tương đương;
d) Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng;
đ) Cơ quan báo chí.
2. Tòa án nhân dân tối cao có Chánh án, các Phó Chánh án, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán Tòa án nhân dân, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án, công chức khác, viên chức và người lao động.
3. Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn đề nghị thành lập, tổ chức lại, giải thể các cơ quan, đơn vị quy định tại điểm c và điểm đ khoản 1 Điều này trên cơ sở đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Việc thành lập cơ sở đào tạo, bồi dưỡng quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của luật.
Theo đó, cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao gồm:
- Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
- Văn phòng.
- Cục, vụ và tương đương.
- Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.
- Cơ quan báo chí.
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có tối đa bao nhiêu thành viên?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 48 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định như sau:
Điều 48. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
1. Số lượng thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không ít hơn 13 người và không quá 17 người; gồm Chánh án, các Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao là Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và các Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
2. Bảo đảm tỷ lệ nữ phù hợp với mục tiêu bình đẳng giới trong Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
3. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của luật;
b) Tổng kết thực tiễn xét xử của các Tòa án, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử; ban hành nghị quyết hướng dẫn các Tòa án áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử;
c) Phát hiện, kiến nghị về tính hợp hiến, hợp pháp của các văn bản quy phạm pháp luật trong xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc theo quy định của luật;
d) Lựa chọn quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, có tính chuẩn mực của các Tòa án, tổng kết phát triển thành án lệ;
[...]
Theo quy định trên, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có tối đa 17 thành viên và tối thiểu 13 thành viên, bao gồm: Chánh án, các Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao là Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và các Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Lưu ý: Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 có hiệu lực áp dụng từ ngày 01/01/2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tòa án nhân dân Tối cao có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?