Khái niệm thất nghiệp? Một số nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp là gì?
Khái niệm thất nghiệp? Một số nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp là gì?
(1) Khái niệm thất nghiệp?
- Khái niệm thất nghiệp như sau: Thất nghiệp là tình trạng người lao động mong muốn có việc làm nhưng chưa tìm được việc làm.
- Thất nghiệp được phân loại như sau:
+ Phân loại theo nguồn gốc thất nghiệp:
++ Thất nghiệp tự nhiên: biểu thị mức thất nghiệp binh thưởng mà nền kinh tế phải chịu, luôn tồn tại trong xã hội, bao gồm các dạng:
++ Thất nghiệp tạm thời: thất nghiệp phát sinh do sự dịch chuyển không ngừng của người lao động giữa các vùng, các loại công việc hoặc giữa các giai đoạn khác nhau trong cuộc sống.
++ Thất nghiệp cơ cấu: thất nghiệp gắn liền với sự biến động cơ cấu kinh tế và sự thay đổi của công nghệ dẫn đến yêu cầu lao động có trình độ cao hơn, lao động không đáp ứng yêu cầu sẽ bị đào thải.
++ Thất nghiệp chu kì: thất nghiệp tương ứng với từng giai đoạn trong chu kì kinh tế: Thất nghiệp chu kị ở mức cao khi nền kinh tế suy thoái; Thất nghiệp chu kì ở mức thấp khi kinh tế phát triển, mở rộng.
+ Phân loại theo tính chất:
++ Thất nghiệp tự nguyện: xảy ra do người lao động không muốn làm việc do điều kiện làm việc và mức lương chưa phù hợp với họ.
++ Thất nghiệp không tự nguyện: xảy ra khi người lao động mong muốn đi làm nhưng không thể tim kiếm được việc làm.
(2) Một số nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp là gì?
Trong thực tế có nhiều nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp:
- Nguyên nhân chủ quan: bị đuổi việc do vi phạm kỉ luật, tự thôi việc do không hai lòng với công việc đang có, do thiếu kĩ năng làm việc,...
- Nguyên nhân khách quan: do cơ sở sản xuất kinh doanh đóng cửa, do sự mắt cân đối giữa cung và cầu trên thị trường lao động.
Khái niệm thất nghiệp? Một số nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp là gì? (Hình từ Internet)
Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp là gì?
Theo Điều 49 Luật Việc làm 2013 quy định về điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:
Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013 đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
+ Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
+ Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
- Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013;
- Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Luật Việc làm 2013;
- Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
+ Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
+ Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
+ Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
+ Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
+ Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
+ Chết.
Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp gồm những giấy tờ gì?
Theo Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp gồm có:
(1) Giấy đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp;
(2) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu của một trong các giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc gồm:
- Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
- Quyết định thôi việc;
- Quyết định sa thải;
- Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
- Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc;
- Xác nhận của người sử dụng lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động;
- Xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc doanh nghiệp hoặc hợp tác xã giải thể, phá sản hoặc quyết định bãi nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với các chức danh được bổ nhiệm trong trường hợp người lao động là người quản lý doanh nghiệp, quản lý hợp tác xã;
- Giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định
(3) Sổ bảo hiểm xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch âm 2024, lịch vạn niên 2024, lịch 2024: Đầy đủ cả năm?
- 12 đối tượng được miễn phí qua trạm thu phí BOT từ ngày 01/01/2025?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe gồm những gì?
- Đi làm khi chưa hết thời gian thai sản có được hưởng tiền dưỡng sức sau sinh không?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được xác định là trở ngại khách quan trong thi hành án dân sự?