Mẫu biên bản trả lại giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị giữ trong ngành GTVT 2024?
Mẫu biên bản trả lại giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị giữ trong ngành GTVT 2024?
Mẫu biên bản trả lại giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị giữ trong ngành GTVT 2024 là Mẫu MBB02 được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 30/2022/TT-BGTVT, mẫu có dạng như sau:
Tải Mẫu biên bản trả lại giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị giữ trong ngành GTVT 2024
Mẫu biên bản trả lại giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị giữ trong ngành GTVT 2024? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn cách ghi Mẫu biên bản trả lại giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị giữ trong ngành GTVT 2024?
Cách ghi Mẫu biên bản trả lại giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị giữ trong ngành GTVT 2024 như sau:
* Mẫu này được sử dụng để lập biên bản trả lại giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị giữ để thi hành hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn theo quy định tại khoản 3 Điều 25 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020).
(*) Lưu ý lựa chọn và ghi thông tin cho phù hợp với thực tế của vụ việc.
(**) Áp dụng đối với trường hợp biên bản được giao trực tiếp cho cá nhân/người đại diện của tổ chức được nhận lại giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
(1) Ghi tên cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản theo hướng dẫn về thể thức của Chính phủ.
(2) Ghi địa chỉ trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản.
(3) Ghi họ và tên của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.
(4) Ghi chức danh của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.
(5) Nếu có sự thay đổi so với lúc bị giữ thì phải ghi rõ những thay đổi đó.
(6) Ghi họ và tên của cá nhân/người đại diện của tổ chức được nhận lại giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền thì chứng chỉ hành nghề phải trả lại vào thời điểm nào?
Tại khoản 2 Điều 126 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi, bổ sung bởi điểm b khoản 65 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định như sau:
Điều 126. Xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính
[....]
2. Đối với tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo khoản 6 Điều 125 của Luật này phải được trả ngay cho người bị xử phạt sau khi thi hành xong quyết định xử phạt.
3. Đối với tang vật vi phạm hành chính là hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng thì người ra quyết định tạm giữ phải tổ chức bán ngay theo giá thị trường và việc bán phải được lập thành biên bản. Tiền thu được phải gửi vào tài khoản tạm gửi mở tại Kho bạc Nhà nước. Nếu sau đó theo quyết định của người có thẩm quyền, tang vật đó bị tịch thu thì tiền thu được phải nộp vào ngân sách nhà nước; trường hợp tang vật đó không bị tịch thu thì tiền thu được phải trả cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp.
4. Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 125 của Luật này khi hết thời hạn tạm giữ mà người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp không đến nhận mà không có lý do chính đáng thì được xử lý như sau:
a) Trường hợp xác định được người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp của tang vật, phương tiện thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo cho họ 02 lần. Lần thông báo thứ nhất phải được thực hiện trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện. Lần thông báo thứ hai được thực hiện trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày thông báo thứ nhất. Hết thời hạn 01 tháng, kể từ ngày thông báo lần thứ hai nếu người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp không đến nhận thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
b) Trường hợp không xác định được người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp của tang vật, phương tiện thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo 02 lần trên phương tiện thông tin đại chúng của trung ương hoặc địa phương nơi tạm giữ tang vật, phương tiện. Lần thông báo thứ nhất phải được thực hiện trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện. Lần thông báo thứ hai được thực hiện trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày thông báo thứ nhất. Hết thời hạn 01 năm, kể từ ngày thông báo lần thứ hai nếu người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp không đến nhận thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
[....]
Như vậy, đối với chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo khoản 6 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 phải được trả ngay cho người bị xử phạt sau khi thi hành xong quyết định xử phạt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn cách viết CV, hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025? Trọn bộ hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025?
- Lời chúc phụ huynh dành cho cô giáo mầm non ngày 20 11 ý nghĩa?
- Cung cầu là gì? Mối quan hệ cung cầu như thế nào? Vai trò của cung cầu là gì?
- Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch hiện nay?
- Thực hiện kiểm tra yếu tố hình thành giá được quy định như thế nào?