Xử lý kỷ luật đối với Đảng viên có con với người khác khi đang có gia đình như thế nào?

Xử lý kỷ luật đối với Đảng viên có con với người khác khi đang có gia đình như thế nào? Có bao nhiêu hình thức kỷ luật Đảng đối với đảng viên chính thức hiện nay?

Xử lý kỷ luật đối với Đảng viên có con với người khác khi đang có gia đình như thế nào?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 51 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 quy định về vi phạm quy định hôn nhân và gia đình như sau:

Điều 51. Vi phạm quy định hôn nhân và gia đình
[...]
2. Trường hợp đã kỷ luật theo Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ):
a) Vi phạm việc sửa chữa, làm sai lệch nội dung hoặc giả mạo giấy tờ để đăng ký kết hôn.
b) Thiếu trách nhiệm, xác nhận không đúng tình trạng hôn nhân dẫn đến người khác đăng ký kết hôn không hợp pháp hoặc trái quy định.
c) Khai gian dối hoặc có hành vi lừa dối khi đăng ký kết hôn hoặc cho, nhận nuôi con nuôi; có con với người khác khi đang có vợ hoặc chồng.
3. Trường hợp vi phạm Khoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:
[...]

Như vậy, Đảng viên có con với người khác khi đang có gia đình thì bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ).

Xử lý kỷ luật đối với Đảng viên có con với người khác khi đang có gia đình như thế nào?

Xử lý kỷ luật đối với Đảng viên có con với người khác khi đang có gia đình như thế nào? (Hình từ Internet)

Đảng viên dự bị bị xử lý kỷ luật có được kết nạp đảng không?

Căn cứ theo Điều 35 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 quy định như sau:

Điều 35.
1. Tổ chức đảng và đảng viên vi phạm kỷ luật phải xử lý công minh, chính xác, kịp thời.
2. Hình thức kỷ luật:
- Đối với tổ chức đảng: khiển trách, cảnh cáo, giải tán;
- Đối với đảng viên chính thức: khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ;
- Đối với đảng viên dự bị: khiển trách, cảnh cáo.

Căn cứ theo Điều 5 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 quy định như sau:

Điều 5.
1. Người được kết nạp vào Đảng phải trải qua thời kỳ dự bị mười hai tháng, tính từ ngày chi bộ tổ chức lễ kết nạp. Trong thời kỳ dự bị, chi bộ tiếp tục giáo dục, rèn luyện và phân công đảng viên chính thức giúp đảng viên đó tiến bộ.
2. Khi hết thời kỳ dự bị, chi bộ xét công nhận đảng viên chính thức từng người một và biểu quyết như khi xét kết nạp; nếu không đủ tư cách đảng viên thì đề nghị lên cấp uỷ có thẩm quyền quyết định xoá tên trong danh sách đảng viên dự bị.
3. Nghị quyết của chi bộ về đề nghị công nhận đảng viên chính thức phải được cấp uỷ có thẩm quyền quyết định.
4. Đảng viên đã được công nhận chính thức thì tuổi đảng của đảng viên tính từ ngày ghi trong quyết định kết nạp.

Theo quy định trên, đảng viên dự bị có 02 hình thức kỷ luật: khiển trách và cảnh cáo.

Đảng viên dự bị trước khi được kết nạp vào Đảng phải trải qua thời kỳ dự bị mười hai tháng, tính từ ngày chi bộ tổ chức lễ kết nạp. Trong thời kỳ dự bị, chi bộ tiếp tục giáo dục, rèn luyện và phân công đảng viên chính thức giúp đảng viên đó tiến bộ.

Sau khi kết thúc thời kỳ dự bị thì có 02 trường hợp xảy ra đối với Đảng viên dự bị:

- Nếu Đảng viên dự bị đủ tư cách Đảng viên thì được xét công nhận đảng viên chính thức.

- Nếu Đảng viên dự bị không đủ tư cách Đảng viên thì xoá tên trong danh sách đảng viên dự bị và không được xét chuyển chính thức.

Như vậy, Đảng viên dự bị bị xử lý kỷ luật vẫn có thể được kết nạp Đảng nếu như hành vi vi phạm chưa đến mức xét không đủ tư cách và xoá tên trong danh sách đảng viên dự bị.

Có bao nhiêu hình thức kỷ luật Đảng đối với đảng viên chính thức hiện nay?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 10 Quy định 22-QĐ/TW năm 2021 quy định về hình thức kỷ luật của Đảng như sau:

Điều 10. Hình thức kỷ luật của Đảng
1. Đối với tổ chức đảng: Khiển trách, cảnh cáo, giải tán.
2. Đối với đảng viên chính thức: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ.
3. Đối với đảng viên dự bị: Khiển trách, cảnh cáo.

Như vậy, hiện nay có 04 hình thức kỷ luật Đảng đối với đảng viên chính thức gồm:

- Khiển trách.

- Cảnh cáo.

- Cách chức.

- Khai trừ.

Kỷ luật đảng viên
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Kỷ luật đảng viên
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Biên bản họp chi bộ xét kỷ luật Đảng viên sinh con thứ 3 năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đảng viên tổ chức mừng nhà mới, lên chức xa hoa, lãng phí sẽ bị kỷ luật bằng hình thức nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Xử lý kỷ luật đối với Đảng viên có con với người khác khi đang có gia đình như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đảng viên chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật trong trường hợp nào theo Quy định 69?
Hỏi đáp Pháp luật
Đảng viên bị kỷ luật oan có quyền và trách nhiệm như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đảng viên vi phạm quy định về chống chạy chức chạy quyền bị xử lý như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Có xử lý kỷ luật đối với đảng viên đang bị bệnh nặng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Đảng viên sinh con thứ 3 có bị xử lý kỷ luật không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trình tự xem xét, quyết định kỷ luật đảng viên như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hình thức khai trừ ra khỏi Đảng có áp dụng thời hiệu kỷ luật không? Đảng viên bị khai trừ khỏi Đảng khi nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Kỷ luật đảng viên
Lê Nguyễn Minh Thy
195 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào