Các đơn vị sự nghiệp thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện nay?
Các đơn vị sự nghiệp thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện nay?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Quy chế công tác văn thư và lưu trữ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 415/QĐ-NHNN năm 2021 quy định như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Đơn vị thuộc NHNN Trung ương bao gồm: Vụ, Cục, Sở giao dịch, các Ban, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (Cơ quan TTGSNH); đơn vị sự nghiệp (Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC), Viện Chiến lược ngân hàng, Thời báo Ngân hàng, Tạp chí Ngân hàng, Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng); tổ chức đảng, đoàn thể (Đảng ủy Cơ quan Ngân hàng Trung ương, Công đoàn Ngân hàng Việt Nam, Công đoàn Cơ quan NHNN Trung ương, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Ngân hàng Trung ương).
2. Đơn vị thuộc NHNN bao gồm: Vụ, Cục, Sở giao dịch, các Ban, Cơ quan TTGSNH; đơn vị sự nghiệp (CIC, Viện Chiến lược ngân hàng, Thời báo Ngân hàng, Tạp chí Ngân hàng, Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng, Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, Học viện Ngân hàng); doanh nghiệp trực thuộc (Nhà máy In tiền quốc gia); tổ chức đảng, đoàn thể (Đảng ủy Cơ quan Ngân hàng Trung ương, Công đoàn Ngân hàng Việt Nam, Công đoàn Cơ quan NHNN Trung ương, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Ngân hàng Trung ương); NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố.
[...]
Theo đó, các đơn vị sự nghiệp thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) hiện nay bao gồm:
- Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC).
- Viện Chiến lược ngân hàng.
- Thời báo Ngân hàng.
- Tạp chí Ngân hàng.
- Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng.
- Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh.
- Học viện Ngân hàng.
Các đơn vị sự nghiệp thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện nay? (Hình từ Internet)
Chánh Văn phòng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm gì trong công tác văn thư, lưu trữ?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Quy chế công tác văn thư và lưu trữ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 415/QĐ-NHNN năm 2021 quy định như sau:
Điều 5. Thẩm quyền, trách nhiệm đối với công tác văn thư, lưu trữ
1. Trách nhiệm của Thống đốc NHNN trong việc quản lý công tác văn thư, lưu trữ
a) Chỉ đạo xây dựng, ban hành văn bản và chỉ đạo thực hiện quy định về công tác văn thư, lưu trữ theo đúng quy định của pháp luật; chỉ đạo việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào công tác văn thư, lưu trữ.
b) Chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện các quy định về công tác văn thư, lưu trữ đối với các đơn vị trong Ngành; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về công tác văn thư, lưu trữ theo thẩm quyền.
2. Trách nhiệm của Chánh Văn phòng NHNN
Tham mưu, giúp Thống đốc NHNN trong việc tổ chức xây dựng, ban hành các quy định về công tác văn thư, lưu trữ của NHNN theo quy định của pháp luật; thực hiện quản lý, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác văn thư, lưu trữ tại NHNN Trung ương; tổ chức kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ về công tác văn thư, lưu trữ đối với đơn vị thuộc NHNN.
3. Trách nhiệm của thủ trưởng các đơn vị thuộc NHNN
Chỉ đạo, tổ chức triển khai, thực hiện các quy định của Nhà nước, NHNN về công tác văn thư, lưu trữ tại đơn vị mình.
[...]
Theo đó, trách nhiệm của Chánh Văn phòng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong công tác văn thư, lưu trữ đó là:
- Tham mưu, giúp Thống đốc NHNN trong việc tổ chức xây dựng, ban hành các quy định về công tác văn thư, lưu trữ của NHNN theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện quản lý, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác văn thư, lưu trữ tại NHNN Trung ương.
- Tổ chức kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ về công tác văn thư, lưu trữ đối với đơn vị thuộc NHNN.
Văn thư Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có được từ chối nhận văn bản điện tử không?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 8 Quy chế công tác văn thư và lưu trữ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 415/QĐ-NHNN năm 2021 quy định như sau:
Điều 8. Nguyên tắc, yêu cầu gửi, nhận văn bản điện tử
[...]
4. Các trường hợp văn bản điện tử gửi kèm văn bản giấy không quy định tại khoản 3 Điều này, do lãnh đạo NHNN/đơn vị quyết định.
5. NHNN/đơn vị không phát hành văn bản giấy đến bên nhận khi đã gửi văn bản điện tử, trừ trường hợp bên nhận không nhận được văn bản điện tử và các trường hợp quy định tại khoản 3, 4 Điều này.
6. Văn thư NHNN/đơn vị có quyền từ chối nhận và trả lại văn bản điện tử, nếu văn bản điện tử đó không bảo đảm các nguyên tắc, yêu cầu về gửi, nhận văn bản điện tử và phải chịu trách nhiệm về việc từ chối đó, đồng thời phản hồi cho bên gửi biết thông qua Hệ thống Edoc hoặc Trục liên thông văn bản quốc gia để xử lý theo quy định.
[...]
Như vậy, văn thư Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được từ chối nhận văn bản điện tử khi văn bản điện tử đó không bảo đảm các nguyên tắc, yêu cầu về gửi, nhận văn bản điện tử và phải chịu trách nhiệm về việc từ chối đó, đồng thời phản hồi cho bên gửi biết thông qua Hệ thống Edoc hoặc Trục liên thông văn bản quốc gia để xử lý theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tốt nghiệp THPT từ năm 2025 sẽ tăng tỷ lệ sử dụng điểm học bạ từ 30% lên 50%?
- Bao nhiêu điểm thi đạt IOE cấp huyện 2024 - 2025? Cơ cấu giải thưởng IOE cấp huyện?
- Mẫu Lời dẫn MC tất niên cuối năm 2024 chi tiết?
- Đáp án Đề thi học sinh giỏi quốc gia môn Toán năm 2024-2025?
- Đề Toán THPT 2025 bao nhiêu câu? Cách tính điểm thi tốt nghiệp THPT môn Toán?