Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung gồm các tỉnh thành phố nào?

Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung gồm các tỉnh thành phố nào? Quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm miền Trung dự báo đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2021-2030 bao nhiêu?

Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung gồm các tỉnh thành phố nào?

Căn cứ theo Mục 1 Quyết định 1874/QĐ-TTg năm 2014 quy định như sau:

I. VỊ TRÍ, VAI TRÒ
Vùng Kinh tế trọng điểm Miền Trung (gồm 5 tỉnh, thành phố: Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định) có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh đối với cả khu vực Duyên hải Miền Trung và Tây Nguyên.
Xây dựng vùng Kinh tế trọng điểm Miền Trung thành trung tâm kinh tế biển mạnh, tạo thế tiến ra biển nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Tập trung phát triển đa dạng các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao như dịch vụ xuất, nhập khẩu, du lịch, nghề cá, dầu khí, vận tải...; phát triển cảng biển, dịch vụ cảng và vận tải biển, sông - biển; phát triển các đội tầu, công nghiệp đóng mới và sửa chữa tầu biển... Phát triển kinh tế đảo phù hợp với vị trí, tiềm năng và lợi thế của từng đảo.
Vùng Kinh tế trọng điểm Miền Trung còn là cầu nối quan trọng trong giao lưu kinh tế, văn hóa với quốc tế, đồng thời là điểm trung chuyển hàng hóa với các tỉnh Tây Nguyên, và là cửa ngõ ra biển thuận tiện nhất đối với các địa phương thuộc vùng Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan và Đông Bắc Campuchia thông qua hành lang kinh tế Đông - Tây.

Theo đó, tính đến tháng 11/2024, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung gồm 05 tỉnh thành phố dưới đây:

- Thành phố Đà Nẵng.

- Tỉnh Thừa Thiên - Huế.

- Tỉnh Quảng Nam.

- Tỉnh Quảng Ngãi.

- Tỉnh Bình Định.

https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/11112024/vung-kinh-te-trong-diem-mien-trung.jpg

Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung gồm các tỉnh thành phố nào? (Hình từ Internet)

Quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm miền Trung dự báo đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2021-2030 bao nhiêu?

Căn cứ theo Tiểu mục 2 Mục 3 Quyết định 1874/QĐ-TTg năm 2014 quy định như sau:

III. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
[...]
2. Định hướng đến năm 2030:
- Đến năm 2030 vùng Kinh tế trọng điểm Miền Trung tiếp tục là khu vực phát triển năng động với tốc độ nhanh và bền vững, chất lượng tăng trưởng ngày càng cao; là vùng có cảnh quan môi trường tốt và là trung tâm dịch vụ, du lịch nghỉ dưỡng chất lượng cao của cả nước và khu vực Đông Nam Á. Có cơ cấu kinh tế hiện đại, không gian phát triển đô thị và công nghiệp gắn với biển. Các khu kinh tế Chu Lai, Dung Quất, Chân Mây - Lăng Cô và Nhơn Hội là những hạt nhân, trung tâm phát triển lớn của vùng. Thành phố Đà Nẵng, Huế, Quy Nhơn trở thành các trung tâm du lịch, thương mại và giao dịch quốc tế lớn của Vùng và cả nước, đảm nhận chức năng dịch vụ thương mại và trung tâm du lịch của cả khu vực Miền Trung và Tây Nguyên.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2021 - 2030 đạt bình quân khoảng 9% GDP bình quân đầu người vượt qua 10.000 USD/năm, gấp khoảng 2,5 lần so với năm 2020; tỷ trọng khu vực dịch vụ chiếm trên 50% trong cơ cấu GDP.
[...]

Như vậy, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung dự báo đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2021 - 2030 bình quân khoảng 9% GDP bình quân đầu người vượt qua 10.000 USD/năm, gấp khoảng 2,5 lần so với năm 2020.

Các lĩnh vực nào cần ưu tiên phát triển trong kỳ quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm miền Trung?

Căn cứ theo Tiểu mục 1 Mục 7 Quyết định 1874/QĐ-TTg năm 2014, các lĩnh vực cần ưu tiên phát triển trong kỳ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung gồm:

- Tập trung xây dựng hoàn chỉnh hệ thống kết cấu hạ tầng trên địa bàn vùng, đặc biệt hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kết nối giữa Vùng với các tỉnh Tây Nguyên, với Lào, Campuchia, Đông Bắc Thái Lan; hoàn chỉnh hệ thống đường ven biển, đường cao tốc, cảng hàng không; cải tạo nâng cấp các tuyến đường sắt hiện có đảm bảo giao thông an toàn trong mùa mưa lũ.

- Hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị, hạ tầng du lịch; xây dựng, cải tạo các công trình thủy lợi, thủy sản quan trọng phục vụ sản xuất, chủ động phòng chống và thích ứng với biến đổi khí hậu; đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ.

- Phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp và các đô thị làm hạt nhân tăng trưởng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội các địa phương trong Vùng, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển bền vững.

- Nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, dạy nghề, phát triển nguồn nhân lực trình độ cao đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn Vùng theo hướng đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế biển. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là hải sản nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và giá trị sản xuất.

Vùng kinh tế trọng điểm
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Vùng kinh tế trọng điểm
Hỏi đáp Pháp luật
Vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long gồm những tỉnh nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung gồm các tỉnh thành phố nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Vùng kinh tế trọng điểm
Nguyễn Thị Kim Linh
398 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Vùng kinh tế trọng điểm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Vùng kinh tế trọng điểm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào