Nhận tiền tài trợ có phải lập hóa đơn hay không?
Nhận tiền tài trợ có phải lập hóa đơn hay không?
Căn cứ theo hướng dẫn Công văn 18553/CTHN-TTHT năm 2023 về hóa đơn khi nhận tiền tài trợ như sau:
Căn cứ Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ:
[...]
Căn cứ Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng, hướng dẫn các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT:
[...]
Căn cứ quy định trên, Cục Thuế TP Hà Nội hướng dẫn như sau:
Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức nhận tiền tài trợ thuộc quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính thì thuộc trường hợp không phải kê khai tính nộp thuế, doanh nghiệp, tổ chức lập chứng từ thu tiền theo quy định (không phải lập hóa đơn).
Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức nhận tiền tài trợ của tổ chức, cá nhân khác để thực hiện dịch vụ cho tổ chức, cá nhân như sửa chữa, bảo hành, khuyến mại, quảng cáo thì phải lập hóa đơn để giao cho người mua theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP , trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định 123/2020/NĐ-CP , đồng thời phải kê khai, nộp thuế theo quy định.
Như vậy, quy định về lập hóa đơn khi nhận tiền tài trợ được hướng dẫn như sau:
[1] Trường hợp doanh nghiệp nhận tiền tài trợ thuộc quy định khoản 1 Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC thì không phải kê khai tính nộp thuế GTGT. Mặt khác, doanh nghiệp không lập hóa đơn mà sẽ lập chứng từ thu tiền theo quy định.
[2] Trường hợp doanh nghiệp nhận tiền tài trợ của tổ chức, cá nhân khác để thực hiện dịch vụ cho tổ chức, cá nhân như sửa chữa, bảo hành, khuyến mại, quảng cáo thì phải kê khai, nộp thuế và lập hóa đơn giao cho người mua theo quy định.
Đồng thời đảm bảo ghi đầy đủ nội dung vào hóa đơn quy định tại Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP. Nếu sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo Điều 12 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
Nhận tiền tài trợ có phải lập hóa đơn hay không? (Hình từ Internet)
Hóa đơn điện tử bán tài sản công được sử dụng trong trường hợp nào?
Theo quy định khoản 3 Điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, hóa đơn điện tử bán tài sản công được sử dụng khi bán các tài sản như sau:
- Tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị (bao gồm cả nhà ở thuộc sở hữu nhà nước).
- Tài sản kết cấu hạ tầng.
- Tài sản công được Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
- Tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước.
- Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.
- Tài sản công bị thu hồi theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền.
- Vật tư, vật liệu thu hồi được từ việc xử lý tài sản công.
Hóa đơn mua của cơ quan thuế đã lập có sai sót thì xử lý như thế nào?
Căn cứ tại Điều 26 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, xử lý hóa đơn mua của cơ quan thuế đã lập có sai sót như sau:
[1] Trường hợp hóa đơn đã lập chưa giao cho người mua, nếu phát hiện hóa đơn đã lập có sai sót, người bán gạch chéo các liên và lưu giữ số hóa đơn đã lập có sai sót.
[2] Trường hợp hóa đơn đã lập có sai sót về tên, địa chỉ người mua nhưng ghi đúng mã số thuế người mua thì các bên lập biên bản điều chỉnh và không phải lập hóa đơn điều chỉnh.
[3] Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, cung cấp dịch vụ hoặc hóa đơn đã lập và giao cho người mua, người bán và người mua chưa kê khai thuế nếu phát hiện sai phải hủy bỏ, người bán và người mua lập biên bản thu hồi các liên của số hóa đơn đã lập sai. Biên bản thu hồi hóa đơn phải thể hiện được lý do thu hồi hóa đơn. Người bán gạch chéo các liên, lưu giữ số hóa đơn lập sai và lập lại hóa đơn mới theo quy định.
[4] Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót. Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giảm) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn số, ký hiệu. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).
Trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc hai bên lập biên bản ghi rõ sai sót trước khi người bán lập hóa đơn điều chỉnh thì các bên lập biên bản ghi rõ sai sót sau đó người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh ở đâu? Nguyên tắc lập quy hoạch TP Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là gì?
- 24 tiết khí của 4 mùa trong năm 2025? Làm việc vào ngày lễ, tết 2025 được trả lương thế nào?
- 12/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương? 12 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Mẫu thư gửi chú bộ đội ở đảo xa nhân ngày 22/12 năm 2024?
- Các yếu tố cấu thành tội môi giới mại dâm theo pháp luật Hình sự?