Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tại tỉnh Quảng Trị là bao nhiêu mét vuông?
Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tại tỉnh Quảng Trị là bao nhiêu mét vuông?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Quyết định 15/2024/QĐ-UBND tỉnh Quảng Trị quy định như sau:
Điều 6. Tách thửa đất
Việc tách thửa đất phải đảm bảo các nguyên tắc, điều kiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 220 Luật Đất đai và các điều kiện sau đây:
1. Diện tích tối thiểu
Các thửa đất sau tách thửa, đã trừ đi phần diện tích đất nằm trong chỉ giới quy hoạch, phần đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng (trừ đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp tập trung ngoài dân cư) phải đảm bảo điều kiện tối thiểu với các loại đất sử dụng, cụ thể:
a) Đất ở tại nông thôn và đất ở tại đô thị
Diện tích tối thiểu tại nông thôn là 60,0 m², có chiều rộng cạnh mặt tiền tiếp giáp với đường giao thông hiện có tối thiểu là 5,0 m và chiều sâu tối thiểu trung bình hai cạnh của thửa đất đó được tính từ đường chỉ giới cho phép xây dựng công trình là 12,0 m nhưng đảm bảo chiều sâu cạnh ngắn tối thiểu là 9,0 m.
Diện tích tối thiểu tại đô thị là 45,0 m², có chiều rộng cạnh mặt tiền tiếp giáp với đường giao thông hiện có tối thiểu là 4,5 m và chiều sâu tối thiểu trung bình hai cạnh của thửa đất đó được tính từ đường chỉ giới cho phép xây dựng công trình là 10,0 m nhưng đảm bảo chiều sâu cạnh ngắn tối thiểu là 8,0 m.
[...]
Theo đó, diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tại tỉnh Quảng Trị là:
- Đất ở tại nông thôn: 60,0 m².
- Đất ở tại đô thị: 45,0 m².
Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tại tỉnh Quảng Trị là bao nhiêu mét vuông? (Hình từ Internet)
Hạn mức giao đất ở cho cá nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị?
Căn cứ theo khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 3 Quyết định 15/2024/QĐ-UBND tỉnh Quảng Trị, hạn mức giao đất ở cho cá nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đó là:
- Đối với khu vực nông thôn:
+ Các xã đồng bằng: 300 m².
+ Các xã trung du, miền núi: 400 m².
- Đối với khu vực đô thị:
+ Khu vực thành phố, thị xã:
++ Vị trí 1 của đường phố loại 1, 2 là: 120 m².
++ Vị trí 1 của đường phố loại 3, 4 và vị trí 2, 3 của đường phố loại 1, 2 là: 200 m²;
++ Các vị trí khác còn lại là: 250 m².
+ Khu vực thị trấn:
++ Vị trí 1 của đường phố loại 1, 2, 3 là: 250 m².
++ Các vị trí khác còn lại là: 300 m².
Trường hợp thửa đất có nhiều vị trí, nằm trên nhiều loại đường phố khác nhau thì áp dụng hạn mức của thửa đất có vị trí, loại đường phố có giá trị cao nhất trong bảng giá đất.
Trường hợp thửa đất có nhiều vị trí, nếu vị trí 1 của thửa đất không đủ để hình thành một thửa đất tối thiểu thì hạn mức được tính theo thửa đất có vị trí 2; nếu vị trí 1 và vị trí 2 của thửa đất không đủ để hình thành một thửa đất tối thiểu thì hạn mức được tính theo thửa đất có vị trí 3; nếu vị trí 1, 2 và 3 của thửa đất không đủ để hình thành một thửa đất tối thiểu thì hạn mức được tính theo thửa đất có vị trí 4.
Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân tại tỉnh Quảng Trị?
Căn cứ theo Điều 5 Quyết định 15/2024/QĐ-UBND tỉnh Quảng Trị quy định như sau:
Điều 5. Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân theo quy định tại khoản 3 Điều 177 Luật Đất đai.
Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân không quá 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của cá nhân đối với mỗi loại đất được quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 176 Luật Đất đai.
Căn cứ theo khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 176 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:
Điều 176. Hạn mức giao đất nông nghiệp
1. Hạn mức giao đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp được quy định như sau:
a) Không quá 03 ha cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long;
b) Không quá 02 ha cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác.
2. Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho cá nhân không quá 10 ha đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 30 ha đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
3. Hạn mức giao đất cho cá nhân không quá 30 ha đối với mỗi loại đất:
a) Đất rừng phòng hộ;
b) Đất rừng sản xuất là rừng trồng.
[...]
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 81/2023/QH15 quy định như sau:
Điều 3. Định hướng phát triển không gian kinh tế - xã hội
1. Phân vùng kinh tế - xã hội, định hướng phát triển và liên kết vùng
a) Phân vùng kinh tế - xã hội
Tổ chức không gian phát triển đất nước thành 06 vùng kinh tế - xã hội; xây dựng mô hình tổ chức, cơ chế điều phối vùng để thực hiện liên kết nội vùng và thúc đẩy liên kết giữa các vùng, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực.
- Vùng trung du và miền núi phía Bắc, gồm 14 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên và Hoà Bình.
- Vùng đồng bằng sông Hồng, gồm 11 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình và Quảng Ninh.
- Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, gồm 14 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận.
Như vậy, hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân tại tỉnh Quảng Trị như sau:
- Đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối: Không quá 20 ha cho mỗi loại đất.
- Đất trồng cây lâu năm cho cá nhân không quá 100 ha đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 300 ha đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
- Đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất là rừng trồng: không quá 300 ha cho mỗi loại đất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?