Hướng dẫn mở tài khoản ngân hàng trên ứng dụng VNeID chi tiết, đơn giản trong 05 bước?
Hướng dẫn mở tài khoản ngân hàng trên ứng dụng VNeID chi tiết, đơn giản trong 05 bước?
Hiện nay, người dùng có thể tạo tài khoản ngân hàng mới ngay trên ứng dụng VNeID. Tuy nhiên, người dùng cần có tài khoản định danh mức 2 trên ứng dụng VNeID mới có thể sử dụng tính năng này.
Hiện có 02 ngân hàng triển khai tính năng mở tài khoản ngân hàng trên ứng dụng VNeID là: Ngân hàng Quốc dân (NCB) và Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank).
Dưới đây là 05 bước hướng dẫn mở tài khoản ngân hàng trên ứng dụng VNeID chi tiết, đơn giản:
Bước 1: Đăng nhập vào ứng dụng VNeID.
Bước 2: Chọn “Dịch vụ khác” -> “Dịch vụ ngân hàng” rồi nhập passcode để tiếp tục thực hiện.
Bước 3: Chọn “Tài khoản thanh toán ngân hàng”.
Bước 4: Chọn “Đăng ký tài khoản” sau đó chọn ngân hàng mà bạn muốn mở tài khoản và thực hiện theo hướng dẫn
Bước 5: Màn hình hiển thị các thông tin cá nhân cần cho đăng ký. Nhấp Hiện thông tin để kiểm tra lại, chọn "Tôi đã đọc Mục đích chia sẻ, xử lý dữ liệu, Quyền, nghĩa vụ của chủ thể dữ liệu và đồng ý chia sẻ dữ liệu cá nhân và nhấp "Xác nhận".
Tùy thuộc vào ngân ngân hàng mà người dùng cần thực hiện các bước sau đó như đăng ký sinh trắc học, kích hoạt tài khoản ngân hàng...
Hướng dẫn mở tài khoản ngân hàng trên ứng dụng VNeID chi tiết, đơn giản trong 05 bước? (Hình từ Internet)
Ai được mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng?
Theo Điều 11 Thông tư 17/2024/TT-NHNN quy định đối tượng mở tài khoản thanh toán như sau:
(1) Cá nhân mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm:
- Người từ đủ 15 tuổi trở lên không bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật Việt Nam;
- Người chưa đủ 15 tuổi, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam mở tài khoản thanh toán thông qua người đại diện theo pháp luật;
- Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của pháp luật Việt Nam mở tài khoản thanh toán thông qua người giám hộ.
(2) Tổ chức được thành lập, hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam bao gồm: tổ chức là pháp nhân (pháp nhân Việt Nam, pháp nhân nước ngoài), doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh và các tổ chức khác được mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Tài khoản ngân hàng bị phong tỏa khi nào?
Tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 52/2024/NĐ-CP quy định tài khoản ngân hàng bị phong tỏa trong các trường hợp sau:
(1) Theo thỏa thuận trước giữa chủ tài khoản thanh toán và tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hoặc theo yêu cầu của chủ tài khoản;
(2) Khi có quyết định hoặc yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
(3) Khi tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hiện có nhầm lẫn, sai sót khi ghi Có nhầm vào tài khoản thanh toán của khách hàng hoặc thực hiện theo yêu cầu hoàn trả lại tiền của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chuyển tiền do có nhầm lẫn, sai sót so với lệnh thanh toán của bên chuyển tiền sau khi ghi Có vào tài khoản thanh toán của khách hàng. Số tiền bị phong tỏa trên tài khoản thanh toán không được vượt quá số tiền bị nhầm lẫn, sai sót;
(4) Khi có yêu cầu phong tỏa của một trong các chủ tài khoản thanh toán chung trừ trường hợp có thỏa thuận trước bằng văn bản giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và các chủ tài khoản thanh toán chung.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?