Ai có thẩm quyền quyết định việc áp dụng thuế chống bán phá giá?

Ai có thẩm quyền quyết định việc áp dụng thuế chống bán phá giá? Nguyên tắc áp dụng thuế chống bán phá giá là gì? Việc tính thuế chống bán phá giá được dựa vào các căn cứ nào?

Ai có thẩm quyền quyết định việc áp dụng thuế chống bán phá giá?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 15 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định về áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ như sau:

Điều 15. Áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ
1. Việc áp dụng, thay đổi, bãi bỏ thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp và thuế tự vệ được thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về chống bán phá giá, pháp luật về chống trợ cấp, pháp luật về tự vệ.
2. Căn cứ mức thuế, số lượng hoặc trị giá hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ, người khai hải quan có trách nhiệm kê khai và nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
3. Bộ Công thương quyết định việc áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ.
4. Bộ Tài chính quy định việc kê khai, thu, nộp, hoàn trả thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ.
5. Trường hợp lợi ích của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bị xâm hại hay vi phạm, căn cứ vào các Điều ước quốc tế, Chính phủ báo cáo Quốc hội quyết định áp dụng biện pháp thuế phòng vệ khác phù hợp.

Theo đó, Bộ Công thương là cơ quan có thẩm quyền quyết định việc áp dụng thuế chống bán phá giá

Ai có thẩm quyền quyết định việc áp dụng thuế chống bán phá giá? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc áp dụng thuế chống bán phá giá là gì?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 12 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định về thuế chống bán phá giá như sau:

Điều 12. Thuế chống bán phá giá
1. Điều kiện áp dụng thuế chống bán phá giá:
a) Hàng hóa nhập khẩu bán phá giá tại Việt Nam và biên độ bán phá giá phải được xác định cụ thể;
b) Việc bán phá giá hàng hóa là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
2. Nguyên tắc áp dụng thuế chống bán phá giá:
a) Thuế chống bán phá giá chỉ được áp dụng ở mức độ cần thiết, hợp lý nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước;
b) Việc áp dụng thuế chống bán phá giá được thực hiện khi đã tiến hành điều tra và phải căn cứ vào kết luận điều tra theo quy định của pháp luật;
c) Thuế chống bán phá giá được áp dụng đối với hàng hóa bán phá giá vào Việt Nam;
d) Việc áp dụng thuế chống bán phá giá không được gây thiệt hại đến lợi ích kinh tế - xã hội trong nước.
3. Thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá không quá 05 năm, kể từ ngày quyết định áp dụng có hiệu lực. Trường hợp cần thiết, quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá có thể được gia hạn.

Như vậy, nguyên tắc áp dụng thuế chống bán phá giá là:

- Thuế chống bán phá giá chỉ được áp dụng ở mức độ cần thiết, hợp lý nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước;

- Việc áp dụng thuế chống bán phá giá được thực hiện khi đã tiến hành điều tra và phải căn cứ vào kết luận điều tra theo quy định của pháp luật;

- Thuế chống bán phá giá được áp dụng đối với hàng hóa bán phá giá vào Việt Nam;

- Việc áp dụng thuế chống bán phá giá không được gây thiệt hại đến lợi ích kinh tế - xã hội trong nước.

Việc tính thuế chống bán phá giá được dựa vào các căn cứ nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 39 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 23 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC quy định về thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp như sau:

Điều 39. Thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp
1. Căn cứ tính thuế:
a) Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp;
b) Trị giá tính thuế nhập khẩu của từng mặt hàng nhập khẩu áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp;
c) Mức thuế từng mặt hàng theo quy định của Bộ Công Thương.
[...]

Như vậy, việc tính thuế chống bán phá giá được dựa vào các căn cứ sau đây:

- Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp;

- Trị giá tính thuế nhập khẩu của từng mặt hàng nhập khẩu áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp;

- Mức thuế từng mặt hàng theo quy định của Bộ Công Thương.

Thuế chống bán phá giá
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thuế chống bán phá giá
Hỏi đáp Pháp luật
Quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá được gia hạn trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ai có thẩm quyền quyết định việc áp dụng thuế chống bán phá giá?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách tính thuế chống bán phá giá hàng nhập khẩu năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Thế nào là thuế chống bán phá giá? Việc tính thuế chống bán phá giá được dựa vào các căn cứ nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiền thuế chống bán phá giá nộp thừa được xử lý như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thuế chống bán phá giá được áp dụng đối với loại hàng hóa gì?
Hỏi đáp pháp luật
Trong thời hạn bao lâu, hàng hóa có thể bị đánh thuế chống bán phá giá?
Hỏi đáp pháp luật
Nguyên tắc áp dụng thuế chống bán phá giá là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Thuế chống bán phá giá là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thuế chống bán phá giá
Nguyễn Tuấn Kiệt
170 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào