Dự kiến tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, mỡ nhờn đến hết ngày 31/12/2025?
- Dự kiến tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, mỡ nhờn đến hết ngày 31/12/2025?
- Việc khai thuế, tính thuế và nộp thuế bảo vệ môi trường được thực hiện như thế nào?
- Người nộp thuế bảo vệ môi trường được hoàn thuế đã nộp trong các trường hợp nào?
- Đối tượng nào không chịu thuế bảo vệ môi trường?
Dự kiến tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, mỡ nhờn đến hết ngày 31/12/2025?
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đang lấy ý kiến đối với Dự thảo Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, mỡ nhờn
Theo đó, dự kiến tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn đến hết ngày 31/12/2025 với một số mặt hàng dưới đây:
Nếu Dự thảo này chính thức được thông qua thì không áp dụng mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, mỡ nhờn quy định tại Mục I khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 579/2018/UBTVQH14 ngày 26 tháng 9 năm 2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025.
Xem chi tiết toàn văn Dự thảo Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn đến hết ngày 31/12/2025 tại đây
Dự kiến tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, mỡ nhờn đến hết ngày 31/12/2025? (Hình từ Internet)
Việc khai thuế, tính thuế và nộp thuế bảo vệ môi trường được thực hiện như thế nào?
Tại Điều 5 Nghị định 67/2011/NĐ-CP có quy định về việc khai thuế, tính thuế và nộp thuế bảo vệ môi trường như sau:
Khai thuế, tính thuế và nộp thuế thực hiện theo quy định tại Điều 10 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010 và pháp luật về quản lý thuế.
- Đối với hàng hóa sản xuất bán ra, trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho thực hiện khai thuế, tính thuế và nộp thuế theo tháng. Đối với hàng hóa nhập khẩu, hàng hóa nhập khẩu ủy thác thực hiện khai thuế, tính thuế và nộp thuế theo từng lần phát sinh.
- Khai thuế, tính thuế và nộp thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn: Các công ty kinh doanh xăng dầu đầu mối thực hiện khai, nộp thuế bảo vệ môi trường và ngân sách nhà nước đối với lượng xăng dầu xuất, bán (bao gồm cả xuất để tiêu dùng nội bộ, xuất để trao đổi sản phẩm hàng hóa khác, xuất trả hàng nhập khẩu ủy thác, bán cho tổ chức, cá nhân khác; trừ bán cho công ty kinh doanh xăng dầu đầu mối khác) tại địa phương nơi kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng.
Bộ Tài chính quy định công ty đầu mối kê khai nộp thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu.
- Khai thuế, tính thuế và nộp thuế bảo vệ môi trường đối với than thực hiện theo nguyên tắc: Than tiêu thụ nội địa phải khai, nộp thuế bảo vệ môi trường; than xuất khẩu không thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường.
- Thuế bảo vệ môi trường chỉ phải nộp một lần đối với hàng hóa sản xuất hoặc nhập khẩu. Trường hợp hàng hóa xuất khẩu đã nộp thuế bảo vệ môi trường nhưng phải nhập khẩu trở lại Việt Nam thì không phải nộp thuế bảo vệ môi trường khi nhập khẩu.
Người nộp thuế bảo vệ môi trường được hoàn thuế đã nộp trong các trường hợp nào?
Tai Điều 11 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010 có quy định về các trường hợp hoàn thuế bảo vệ môi trường.
Người nộp thuế bảo vệ môi trường được hoàn thuế đã nộp trong các trường hợp sau:
- Hàng hóa nhập khẩu còn lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu và đang chịu sự giám sát của cơ quan Hải quan được tái xuất khẩu ra nước ngoài;
- Hàng hóa nhập khẩu để giao, bán cho nước ngoài thông qua đại lý tại Việt Nam; xăng, dầu bán cho phương tiện vận tải của hãng nước ngoài trên tuyến đường qua cảng Việt Nam hoặc phương tiện vận tải của Việt Nam trên tuyến đường vận tải quốc tế theo quy định của pháp luật;
- Hàng hóa tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu theo phương thức kinh doanh hàng tạm nhập, tái xuất.
- Hàng hóa nhập khẩu do người nhập khẩu tái xuất khẩu ra nước ngoài;
- Hàng hóa tạm nhập khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm theo quy định của pháp luật khi tái xuất khẩu ra nước ngoài.
Đối tượng nào không chịu thuế bảo vệ môi trường?
Tại Điều 4 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010 có quy định về đối tượng không chịu thuế bảo vệ môi trường bao gồm:
- Hàng hóa không quy định tại Điều 3 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010 không thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường.
- Hàng hóa quy định tại Điều 3 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010 không chịu thuế bảo vệ môi trường trong các trường hợp sau:
+ Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc chuyển khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam theo quy định của pháp luật, bao gồm hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu qua cửa khẩu Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam; hàng hóa quá cảnh qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam trên cơ sở Hiệp định ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài hoặc thỏa thuận giữa cơ quan, người đại diện được Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài ủy quyền theo quy định của pháp luật;
+ Hàng hóa tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu trong thời hạn theo quy định của pháp luật;
+ Hàng hóa do cơ sở sản xuất trực tiếp xuất khẩu hoặc ủy thác cho cơ sở kinh doanh xuất khẩu để xuất khẩu, trừ trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mua hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường để xuất khẩu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vườn quốc gia Cúc Phương nằm ở tỉnh nào? Tỉnh Ninh Bình định hướng phát triển bao nhiêu khu du lịch cấp tỉnh đến năm 2030?
- 07 hành vi nghiêm cấm trong đăng ký, quản lý, sử dụng xe quân sự từ ngày 1/1/2025?
- Ngày 13 tháng 11 là ngày gì? Ngày 13 11 2024 là ngày bao nhiêu âm? Trung đoàn trưởng có cấp bậc quân hàm cao nhất là gì?
- Truyện ngắn đăng báo tường 20/11 về thầy cô ý nghĩa mới nhất 2024?
- Chi tiết Lịch làm việc ngân hàng BIDV 2024 từ thứ 2 đến thứ 7?