Mẫu Giấy chứng minh Kiểm sát viên trong ngành Kiểm sát nhân dân từ 10/12/2024?
Mẫu Giấy chứng minh Kiểm sát viên trong ngành Kiểm sát nhân dân từ 10/12/2024?
Ngày 23/10/2024, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Thông tư 03/2024/TT-VKSTC quy định về quản lý, sử dụng trang phục, Giấy chứng minh Kiểm sát viên, Giấy chứng nhận Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm tra viên trong ngành Kiểm sát nhân dân.
Theo đó, căn cứ Điều 5 Thông tư 03/2024/TT-VKSTC quy định chi tiết về Mẫu Giấy chứng minh Kiểm sát viên trong ngành Kiểm sát nhân dân từ 10/12/2024 như sau:
- Kích thước: Chiều dài 95 mm, chiều rộng 62 mm;
- Font chữ: Time New Roman;
- Mặt trước: Nền đỏ, trên cùng là dòng chữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” màu vàng, chữ in hoa, đậm, cỡ chữ 11; ở giữa là hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phía dưới Quốc huy là dòng chữ “GIẤY CHỨNG MINH KIỂM SÁT VIÊN” màu vàng, chữ in hoa, đậm, cỡ chữ 19.
- Mặt sau: Nền trắng có hoa văn chìm, màu hồng; có một đường gạch chéo màu đỏ rộng 8 mm, chạy từ góc dưới bên trái lên góc trên bên phải, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh; có phù hiệu Viện kiểm sát nhân dân ở góc trên bên trái; có ảnh chân dung, cỡ 23x30 mm của Kiểm sát viên ở góc dưới bên trái; ở giữa từ trên xuống là các dòng chữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” (chữ in hoa, đậm, cỡ chữ 7), Độc lập - Tự do - Hạnh phúc (chữ thường, đậm, cỡ chữ 7), “GIẤY CHỨNG MINH KIỂM SÁT VIÊN” (chữ in hoa, đậm, cỡ chữ 10); số (chữ thường, đậm, cỡ chữ 7); thông tin về họ và tên (chữ in hoa, đậm, cỡ chữ 8); ngày, tháng, năm sinh, chức danh, đơn vị công tác, nhiệm kỳ (chữ thường, cỡ chữ 8); địa danh, ngày, tháng, năm cấp (chữ nghiêng, cỡ chữ 6); chữ ký của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và đóng dấu
* Các thông tin về người được cấp Giấy chứng minh Kiểm sát viên được in từ phần mềm quản lý nhân sự trong ngành Kiểm sát nhân dân.
Mẫu Giấy chứng minh Kiểm sát viên trong ngành Kiểm sát nhân dân từ 10/12/2024? (Hình từ Internet)
Cấp lại Giấy chứng minh Kiểm sát viên cho các chức danh tư pháp trong trường hợp nào?
Tại khoản 4 Điều 9 Thông tư 03/2024/TT-VKSTC quy định cụ thể như sau:
Điều 9. Trình tự, thủ tục cấp mới, cấp đổi, cấp lại trang phục, Giấy chứng minh Kiểm sát viên, Giấy chứng nhận Điều tra hình sự, Giấy chứng nhận Kiểm tra viên
[....]
2. Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định bổ nhiệm thay đổi chức danh tư pháp, thay đổi đơn vị công tác, nâng ngạch công chức, thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức có hiệu lực, ngày nhận được văn bản giải trình của công chức, viên chức, người lao động (đối với trường hợp phù hiệu, cấp hiệu, biển tên bị mất hoặc bị hỏng) thì Thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm đề nghị cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư này hoặc đơn vị được giao cấp, phát xem xét cấp đổi, cấp lại cho công chức, viên chức, người lao động thuộc quyền quản lý.
3. Việc cấp đổi, cấp lại phù hiệu, cấp hiệu, biển tên được thực hiện trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, phù hiệu, cấp hiệu, biển tên cũ (đối với trường hợp cấp đổi nộp tại thời điểm cấp) và văn bản giải trình của công chức, viên chức, người lao động (đối với trường hợp cấp lại).
4. Việc cấp mới, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng minh Kiểm sát viên, Giấy chứng nhận Điều tra hình sự, Giấy chứng nhận Kiểm tra viên cho các chức danh tư pháp như sau:
a) Cấp mới cho các trường hợp được bổ nhiệm lần đầu;
b) Cấp đổi cho các trường hợp thay đổi chức danh tư pháp, bổ nhiệm lại chức danh tư pháp, thay đổi đơn vị công tác;
c) Cấp lại cho các trường hợp bị mất hoặc bị hỏng Giấy chứng minh Kiểm sát viên, Giấy chứng nhận Điều tra hình sự, Giấy chứng nhận Kiểm tra viên.
[....]
Như vậy, sẽ thực hiện cấp lại Giấy chứng minh Kiểm sát viên cho các chức danh tư pháp trong trường hợp bị mất hoặc bị hỏng theo quy định của pháp luật.
Chỉ sử dụng Giấy chứng minh Kiểm sát viên trong ngành Kiểm sát nhân dân khi nào?
Căn cứ Điều 15 Thông tư 03/2024/TT-VKSTC có quy định như sau:
Điều 15. Quản lý, sử dụng Giấy chứng minh Kiểm sát viên, Giấy chứng nhận Điều tra hình sự, Giấy chứng nhận Kiểm tra viên
1. Chỉ sử dụng Giấy chứng minh Kiểm sát viên, Giấy chứng nhận Điều tra hình sự, Giấy chứng nhận Kiểm tra viên trong khi thi hành nhiệm vụ theo quy định; nghiêm cấm làm giả, sửa chữa, cho mượn, cầm cố hoặc giữ lại khi không còn quyền sử dụng; khi bị mất hoặc bị hỏng phải báo cáo ngay để thủ trưởng đơn vị kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng minh Kiểm sát viên, Giấy chứng nhận Điều tra hình sự, Giấy chứng nhận Kiểm tra viên.
2. Không sử dụng Giấy chứng minh Kiểm sát viên, Giấy chứng nhận Điều tra hình sự, Giấy chứng nhận Kiểm tra viên thay giấy giới thiệu, căn cước công dân và các loại giấy tờ tùy thân khác vào việc riêng hoặc việc trái pháp luật.
Như vậy, chỉ sử dụng Giấy chứng minh Kiểm sát viên trong khi thi hành nhiệm vụ theo quy định.
Đồng thời, nghiêm cấm làm giả, sửa chữa, cho mượn, cầm cố hoặc giữ lại khi không còn quyền sử dụng.
Trường hợp bị mất hoặc bị hỏng phải báo cáo ngay để thủ trưởng đơn vị kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng minh Kiểm sát viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?
- Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông là gì?
- Địa chỉ các Tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam?
- 08 tính năng bắt buộc của ứng dụng Online Banking từ 1/1/2025?
- Hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập công lập bao gồm gì?