Hệ thống báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa gồm những gì?
Báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa lập ra nhằm mục đích để làm gì?
Căn cứ theo Điều 69 Thông tư 133/2016/TT-BTC quy định về mục đích của báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:
Điều 69. Mục đích của báo cáo tài chính
1. Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về:
a) Tài sản;
b) Nợ phải trả;
c) Vốn chủ sở hữu;
d) Doanh thu, thu nhập khác, chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác;
đ) Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh.
2. Ngoài các thông tin này, doanh nghiệp còn phải cung cấp các thông tin khác trong “Bản thuyết minh Báo cáo tài chính” nhằm giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên các Báo cáo tài chính và các chính sách kế toán đã áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập và trình bày Báo cáo tài chính.
Như vậy, báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa được lập ra nhằm mục đích để:
(1) Cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về:
- Tài sản;
- Nợ phải trả;
- Vốn chủ sở hữu;
- Doanh thu, thu nhập khác, chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác;
- Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh.
(2) Ngoài các thông tin này, doanh nghiệp còn phải cung cấp các thông tin khác trong “Bản thuyết minh Báo cáo tài chính” nhằm giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên các Báo cáo tài chính và các chính sách kế toán đã áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập và trình bày Báo cáo tài chính.
Hệ thống báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa gồm những gì? (Hình từ Internet)
Hệ thống báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 71 Thông tư 133/2016/TT-BTC quy định hệ thống báo cáo tài chính như sau:
Điều 71. Hệ thống báo cáo tài chính
1. Hệ thống báo cáo tài chính năm áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa đáp ứng giả định hoạt động liên tục bao gồm:
a) Báo cáo bắt buộc:
- Báo cáo tình hình tài chính Mẫu số B01a - DNN
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B02 - DNN
- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính Mẫu số B09 - DNN
Tùy theo đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý, doanh nghiệp có thể lựa chọn lập Báo cáo tình hình tài chính theo Mẫu số B01b - DNN thay cho Mẫu số B01a - DNN.
Báo cáo tài chính gửi cho cơ quan thuế phải lập và gửi thêm Bảng cân đối tài khoản (Mẫu số F01 - DNN).
b) Báo cáo không bắt buộc mà khuyến khích lập:
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B03 - DNN
[...]
Theo quy định trên, hệ thống báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm:
[1] Doanh ghiệp nhỏ và vừa đáp ứng giả định hoạt động liên tục
- Báo cáo bắt buộc:
+ Báo cáo tình hình tài chính
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
+ Bản thuyết minh Báo cáo tài chính
Lưu ý: Báo cáo tài chính gửi cho cơ quan thuế phải lập và gửi thêm Bảng cân đối tài khoản
- Báo cáo không bắt buộc mà khuyến khích lập: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
[2] Doanh nghiệp nhỏ và vừa không đáp ứng giả định hoạt động liên tục
- Báo cáo bắt buộc:
+ Báo cáo tình hình tài chính
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
+ Bản thuyết minh Báo cáo tài chính
- Báo cáo không bắt buộc mà khuyến khích lập: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
[3] Doanh nghiệp siêu nhỏ
- Báo cáo tình hình tài chính
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính
Lưu ý: Nội dung, phương pháp lập và trình bày các chỉ tiêu trong từng báo cáo được áp dụng thống nhất cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa được thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán khi nào?
Căn cứ theo Điều 8 Thông tư 133/2016/TT-BTC quy định như sau:
Điều 8. Thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán
Khi có sự thay đổi lớn về hoạt động quản lý và kinh doanh dẫn đến đơn vị tiền tệ kế toán được sử dụng trong các giao dịch kinh tế không còn thỏa mãn các tiêu chuẩn tại khoản 2, 3 Điều 6 Thông tư này thì doanh nghiệp được thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán. Việc thay đổi từ một đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán này sang một đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán khác chỉ được thực hiện tại thời điểm bắt đầu niên độ kế toán mới.
Doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán chậm nhất là sau 10 ngày làm việc kể từ ngày thay đổi đơn vị tiền tệ.
Như vậy, doanh nghiệp nhỏ và vừa được thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán khi có sự thay đổi lớn về hoạt động quản lý và kinh doanh dẫn đến đơn vị tiền tệ kế toán được sử dụng trong các giao dịch kinh tế không còn thỏa mãn các tiêu chuẩn dưới đây:
- Được sử dụng chủ yếu trong các giao dịch bán hàng, cung cấp dịch vụ của đơn vị, có ảnh hưởng lớn đến giá bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ, thông thường chính là đơn vị tiền tệ dùng để niêm yết giá bán và được thanh toán; và
- Được sử dụng chủ yếu trong việc mua hàng hóa, dịch vụ, có ảnh hưởng lớn đến chi phí nhân công, nguyên vật liệu và các chi phí sản xuất, kinh doanh khác, thông thường chính là đơn vị tiền tệ dùng để thanh toán cho các chi phí đó.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng để huy động các nguồn lực tài chính (như phát hành cổ phiếu, trái phiếu);
- Đơn vị tiền tệ thường xuyên thu được từ các hoạt động kinh doanh và được tích trữ lại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh ở đâu? Nguyên tắc lập quy hoạch TP Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là gì?
- 24 tiết khí của 4 mùa trong năm 2025? Làm việc vào ngày lễ, tết 2025 được trả lương thế nào?
- 12/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương? 12 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Mẫu thư gửi chú bộ đội ở đảo xa nhân ngày 22/12 năm 2024?
- Các yếu tố cấu thành tội môi giới mại dâm theo pháp luật Hình sự?